Côn trùng cắn hay côn trùng đốt có thể gây nguy hiểm. Vết chích đốt có thể gây ra đau, nhiễm trùng, dị ứng và một số trường hợp có thể diễn biến rất nặng và tử vong.
Khi phát hiện con bị côn trùng cắn, mẹ "bỉm sữa" cần làm gì?
Bước 1: Làm sạch vết côn trùng cắn
Để loại bỏ chất độc và các vi khuẩn tại vùng da bé bị côn trùng cắn, các mẹ cần nhanh chóng tiến hành làm sạch vết cắn với nước sạch và xà phòng. Sau đó, bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ C lên vết côn trùng cắn 2 lần/ ngày.
Việc sơ cứu và làm sạch vết cắn của các loại côn trùng càng tiến hành nhanh sẽ càng giúp bé bớt khó chịu và tránh được việc chà xát làm vết thương lan rộng và khiến bé đau đớn hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không gãi, cào cấu, nặn, trích vùng da bé bị côn trùng cắn vì có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết ở trẻ.
- Bước 2: Làm dịu tình trạng ngứa, đau tại vùng da bị côn trùng cắn
Sau bước làm sạch, mẹ cần tiến hành làm dịu vết thương cho bé bằng cách dùng một viên đá lạnh thoa lên vùng da bé bị côn trùng cắn từ 5-10 phút, sau đó bỏ viên đá ra. Khoảng 10 phút sau lại đặt đá lạnh lên, lặp lại như vậy một vài lần sẽ giúp bé dễ chịu hơn.
Chưa kể, những viên đá lạnh cũng có tác dụng nhưng những liều thuốc gây tê, làm giảm đau, ngứa ngáy và giảm sưng nhanh chóng đồng thời giúp bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.
Ngoài đá lạnh, các mẹ có thể làm giảm độc tố do côn trùng cắn bằng nước cốt chanh, giảm cảm giác ngứa với kem đánh răng hoặc dùng bột nở trộn với một ít nước thoa lên vùng da bé bị côn trùng đốt cũng giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Bước 3: Điều trị y tế tại nhà hoặc đưa bé tới bệnh viện
Nếu thấy việc làm sạch và làm dịu vùng da bé bị côn trùng cắn vẫn không khiến tình trạng thuyên giảm, mẹ có thế cho bé uống thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) và thuốc kháng histamin nếu bé hay bị dị ứng.
Việc dùng thuốc bôi lên vùng da bé bị côn trùng cắn có thể tùy theo tình trạng cụ thể, tuy nhiên tốt nhất các mẹ nên thực hiện theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn.
1001 câu hỏi của người lần đầu làm mẹ: Con bị côn trùng cắn, mẹ "bỉm sữa" cần làm gì?
Khi nào cần khám bác sĩ nếu bé bị côn trùng cắn sưng tấy?
Nếu bé bị côn trùng cắn sưng tấy cảm thấy rất khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau, ngứa như thuốc kháng histamine, acetaminophen, ibuprofen… Nếu vết côn trùng cắn sưng cứng bị nhiễm trùng, thường xảy ra do bé gãi nhiều dẫn đến trầy xước, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ kèm theo những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ:
Sốt
Vết cắn bị nhiễm trùng, chẳng hạn như có mủ hoặc đau ngày càng tăng, sưng tấy hoặc mẩn đỏ lan rộng
Sưng hạch
Khó nuốt, chảy nước dãi hoặc nói lắp
Khó thở hoặc thở khò khè
Khàn giọng, ho hoặc tức ngực hoặc cổ họng
Khó đánh thức
Phát ban hoặc sưng khắp cơ thể
Trông rất ốm yếu
Sốc phản vệ
XEM THÊM: Tại sao trẻ trên 6 tháng tuổi mới cần uống nước?
Biện pháp phòng ngừa côn trùng đốt tại nhà
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng côn trùng đốt an toàn tại nhà bao gồm:
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để ngăn chặn côn trùng phát triển và trú ngụ;
Phun thuốc diệt côn trùng trong điều kiện gia đình không có ai ở nhà và cửa đã đóng kín để đạt hiệu quả cao;
Sử dụng biện pháp đề phòng côn trùng đốt bằng các dược liệu như húng quế, chanh, lá bạc hà, hương thảo,...
Dùng các loại thuốc bôi ngoài da chống côn trùng khi bạn đi ra ngoài đặc biệt là đến vườn cây hoặc đi dã ngoại;
Kiểm tra và tiêu diệt thường xuyên bọ chét ở chó, mèo và những vật nuôi khác trong gia đình.
Hoàng Yên (T/h)