Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 4/5: Người đàn ông tự đốt nhà 2 lần trong 1 đêm vì lý do “dở khóc dở cười”

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Người đàn ông tự đốt nhà 2 lần trong 1 đêm vì lý do “dở khóc dở cười”; Nguyên nhân khiến chàng trai ngủ li bì, nguy cơ đột tử… là tin tức đời sống mới nóng ngày 4/5.

Người đàn ông tự đốt nhà 2 lần trong 1 đêm vì lý do “dở khóc dở cười”

Theo thông tin trên VietNamNet, mới đây,  James Brown (26 tuổi, ở Northumberland, Anh) bị tòa án tuyên phạt 8 tháng tù treo sau hành vi tự tay phóng hỏa chính ngôi nhà của mình tới 2 lần chỉ trong 1 đêm.

Ngoài ra, Brown còn phải thực hiện 150 giờ lao động công ích cùng điều kiện phải tham gia tư vấn tâm lý và giám sát chặt chẽ trong cộng đồng. Tòa cũng ra lệnh cấm anh gọi đến các dịch vụ khẩn cấp nếu không có lý do chính đáng.

Trước đó, vào đêm 9/9/2023, lực lượng cứu hỏa nhận được cuộc gọi từ James Brown, báo rằng bị nổ công tơ điện khiến ngọn lửa lan cả vào tủ quần áo. Khi đến hiện trường, họ nhanh chóng kiểm soát được tình hình và ngắt nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn.

Chỉ 90 phút sau, lực lượng chức năng lại nhận được cuộc gọi báo cháy từ cùng một địa chỉ. Lần này, đám cháy nghiêm trọng hơn. Khi được hỏi vì sao ngọn lửa lại bùng lên lần nữa, Brown không thể đưa ra lời giải thích hợp lý.

Người đàn ông tự đốt nhà mình chỉ vì muốn thấy lực lượng cứu hỏa làm việc. Ảnh minh họa: Unplash

Điều khiến Brown bị đặt vào "tầm ngắm nghi vấn" là anh không hề tỏ vẻ lo lắng hay hoảng sợ khi tài sản bị cháy, thay vào đó là thái độ nhiệt tình, hồ hởi, thậm chí còn dùng điện thoại quay lại cảnh lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.

Trong quá trình điều tra về vụ cháy sau đó, Brown bị phát hiện đã gọi điện cho sở cứu hỏa tới 80 lần trong 12 tháng trước đó.

Tại phiên tòa xét xử mới đây, Brown đã thừa nhận tội phóng hỏa và khai rằng anh thực hiện hành vi tự tay đốt nhà chỉ vì muốn được nhìn thấy các “thần tượng” cứu hỏa hành động. "Tôi chỉ muốn thấy họ làm việc. Tôi ngưỡng mộ họ rất nhiều", người đàn ông nói.

Mặc dù không ai bị thương trong cả 2 vụ cháy và thiệt hại về tài sản ở mức tối thiểu nhưng thẩm phán nhấn mạnh rằng hành vi của bị cáo là "nguy hiểm và vô trách nhiệm", có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời.

Nguyên nhân khiến chàng trai ngủ li bì, nguy cơ đột tử

Báo Dân Trí cho biết, theo bệnh sử, trước khi đến Việt Nam, chàng trai 18 tuổi (quốc tịch Campuchia) đã trải qua hai ca phẫu thuật trong nước để điều trị các triệu chứng như đau đầu, mờ mắt, yếu tay chân và bí tiểu phải đặt ống thông.

Hậu phẫu, các triệu chứng gần như không cải thiện, bệnh nhân vẫn đau đầu dữ dội, tay chân yếu, mất khả năng tự đi tiểu và phải lệ thuộc vào ống thông.

Khi đến bệnh viện ở TP.HCM, bệnh nhân rơi vào trạng thái ngủ li bì. Ban đầu, gia đình chỉ nghĩ rằng bệnh nhân mệt mỏi sau chặng đường dài từ Campuchia sang Việt Nam.

Tuy nhiên, qua thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Thần kinh phát hiện bệnh nhân không đơn thuần đang ngủ mà rơi vào trạng thái "ngủ gà" (drowsiness) - một biểu hiện của tình trạng hôn mê do tăng áp lực nội sọ.

Hình ảnh MRIcho thấy bệnh nhân mắc hội chứng Arnold-Chiari. Ảnh: Dân Trí

Kết quả chụp CT não xác nhận nghi ngờ ban đầu của bác sĩ, khi các não thất giãn rộng bất thường. Bệnh nhân đối mặt với nguy cơ hôn mê sâu, ngưng thở và tử vong bất kỳ lúc nào.

Hình ảnh MRI tiếp tục cho thấy bệnh nhân mắc hội chứng Arnold-Chiari, với tình trạng hạnh nhân tiểu não tụt xuống tận đốt sống cổ C1, gây tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy và làm giãn rộng ống nội tủy xuống đến đốt sống ngực D9.

Bác sĩ Huỳnh Hồng Châu cùng ekip đã tiến hành ca phẫu thuật giải áp, khơi thông dòng chảy dịch não tủy. Hậu phẫu vài ngày, bệnh nhân đã tỉnh táo, có thể đi lại, phục hồi khả năng tiểu tiện mà không cần ống thông.

Một tuần sau khi xuất viện, bệnh nhân quay lại tái khám trong trạng thái khỏe mạnh, tự đi lại được, mắt đã nhìn rõ và không còn cần sự trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo các bác sĩ, hội chứng Arnold-Chiari là dị tật bẩm sinh hình thành trong quá trình phát triển của bào thai, với tỷ lệ mắc là 1/100.000 người. Dị tật Chiari được chia làm 4 loại với những biểu hiện và mức độ khác nhau, gây tổn thương thần kinh và khả năng sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong.

"Đây là ca bệnh điển hình cho thấy tầm quan trọng của việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nếu không được phát hiện sớm, hậu quả có thể rất nghiêm trọng với bệnh nhân", TS.BS Huỳnh Hồng Châu chia sẻ.

Bé trai tím tái, lơ mơ sau khi bị ong đốt

Theo tạp chí Tri Thức, bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bé trai L.N.P. nhập viện trong tình trạng lơ mơ, tím tái, thở co kéo 42 lần/phút, mạch yếu, chi lạnh, huyết áp tụt còn 80/60 mmHg. Trên người bé có hai vết ong đốt ở đùi và giữa các ngón chân phải.

Người nhà kể, khoảng 2 giờ trước khi nhập viện, bé đang chơi trong nhà thì một đàn ong (nghi là ong ruồi làm tổ trước nhà) bay vào. Bé vô tình đạp trúng một con ong và bị đốt ở đùi. Sau đó, trẻ có dấu hiệu nôn ói, đỏ da, mắt phù, môi tái.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bé được chẩn đoán sốc phản vệ độ III do ong đốt, kèm suy hô hấp. Các bác sĩ nhanh chóng xử trí cấp cứu theo phác đồ phản vệ: cho thở oxy, tiêm adrenalin bắp, sau đó truyền tĩnh mạch, kết hợp thuốc kháng viêm solumedrol, kháng histamine dimedrol và truyền dịch Natri Clorid 0,9%.

Sau can thiệp tích cực, tình trạng bệnh nhi cải thiện rõ rệt, hết suy hô hấp, mạch huyết áp ổn định, tỉnh táo trở lại, da mặt hết đỏ và hết phù nề. Trẻ được tiếp tục theo dõi sát trong bệnh viện ít nhất 24 giờ để đề phòng sốc muộn hoặc các biến chứng ảnh hưởng gan, thận, não, tim, phổi.

Phụ huynh cần cẩn trọng khi cho trẻ leo trèo hái trái cây hoặc chơi gần các khu vực có tổ ong. Ảnh minh họa: Smithsonianmag

Bác sĩ Tiến khuyến cáo trong dịp nghỉ lễ, trẻ nhỏ thường được cho đi chơi, khám phá thiên nhiên, dễ gặp nguy hiểm nếu không được giám sát chặt chẽ. Phụ huynh cần cẩn trọng khi cho trẻ leo trèo hái trái cây hoặc chơi gần các khu vực có tổ ong.

Phụ huynh cần phát quang, kiểm tra quanh nhà để phát hiện và xử lý tổ ong kịp thời. Khi đi picnic trong rừng hoặc vườn cây, mọi người nên hạn chế mặc quần áo sặc sỡ hoặc sử dụng nước hoa, vì dễ thu hút đàn ong.

Tin nổi bật