Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm: Bộ GD-ĐT nói gì?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Liên quan đến bài học về Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm trong sách giáo khoa, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã lên tiếng.

(ĐSPL) - Liên quan đến bài học về Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm trong sách giáo khoa, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) đã cho biết một số thông tin.
Như đã phản ánh từ trước, gần đây, nhiều phụ huynh có con em học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xôn xao bàn luận về một bài học liên quan đến nhân vật truyền thuyết được nhắc đến trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm).

Nội dung câu hỏi có đoạn văn nói Thánh Gióng đánh giặc xong, nhảy xuống Hồ Tây tắm rồi vào rừng chết.


Cụ thể, trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A, tại bài 26C “Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế” ở phần 1 có 2 câu hỏi và kèm theo hình ảnh khắc học một nhân vật đang cưỡi ngựa, tay cầm vật giống khóm tre.
“Những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để chỉ nhân vật nào? và việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết”.
Trên báo Dân trí, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Ngữ liệu của cuốn sách “Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 - tập 2A” dành cho học sinh theo học mô hình trường học mới được lấy từ chính SGK Tiếng Việt lớp 5 hiện hành.
Đoạn trích ở sách giáo khoa được lấy từ tác phẩm “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
Đoạn trích này cũng được các nhà biên soạn sách giáo khoa sử dụng làm ngữ liệu cho tài liệu “Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A”, một tài liệu thử nghiệm của mô hình trường học mới đang được triển khai ở Việt Nam
Mô hình này bắt đầu được thí điểm từ năm học học 2011-2012, từ học sinh lớp 2. Đến năm học này (2014 - 2015) là năm học thứ 3 triển khai thí điểm, và là năm đầu tiên có lứa học sinh lớp 5 theo học.
Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường tiểu học trong cả nước (chiếm 10\%) thực hiện dạy học theo mô hình này. Trong đó, có 1.147 trường tiểu học thực hiện theo dự án và hơn 1.000 trường tự nguyện nhân rộng toàn phần.
“Để dư luận hiểu rõ hơn về việc đưa đoạn trích này vào trong sách giáo khoa, chúng tôi cũng đã yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam trao đổi lại với GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt để có phản hồi chính thức”, ông Định cho biết thêm.
Trước vấn đề PV đặt ra, với việc đưa ra trích dẫn không rõ ràng (không nêu năm ở tác phẩm nào của nhà thơ Nguyễn Đình Thi) như hiện tại rất dễ khiến cho dư luận hiểu nhầm, ông Định nói: “Chúng tôi sẽ cân nhắc và lắng nghe các góp ý hợp lý để điều chỉnh trong quá trình thí điểm mô hình”.
Cũng trên báo Dân trí, lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, hiện NXB đã chuyển băn khoăn của phụ huynh về việc trích dẫn trong sách tới GS Nguyễn Minh Thuyết. Dự kiến trong ngày hôm nay, sau khi có phản hồi chính thức từ GS Thuyết, NXB sẽ có phản hồi gửi đến các báo.
LINH SAN (Tổng hợp)
Xem thêm clip: Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc đổi mới sách giáo khoa

Tin nổi bật