Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Obama giống người tiền nhiệm nào?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Báo Pháp Le Monde ngày 7/10 có một bài viết khá hóm hỉnh về Tổng thống Mỹ Barack Obama, với tựa đề “Obama - Phiên bản của Bush cha”?

(ĐSPL) - Báo Pháp Le Monde ngày 7/10 có một bài viết khá hóm hỉnh về Tổng thống Mỹ Barack Obama, với tựa đề “Obama - Phiên bản của Bush cha”?

Tổng thống Mỹ Barack Obama: Giống Jimmy Carter hay George Herbert Bush?

Ngay trong những chữ đầu, giọng điệu châm biếm của bài viết đã lộ rõ: “Trong cuộc đua tài, khoe sắc giữa các tổng thống Mỹ, về phần chính sách đối ngoại, Barack Obama quả là đang khởi đầu nan. Giải Nobel Hòa bình năm 2009 bị công dân trong nước đánh giá rất thấp và điểm số ở nước ngoài cũng không mấy khá hơn”.
Thường bị so sánh nhiều nhất với Jimmy Carter
Theo nhật báo Le Monde, Tổng thống Obama thường được so sánh nhiều nhất với người tiền nhiệm Jimmy Carter (1976-1980) – một tổng thống của đảng Dân chủ và  bị coi là “một thảm họa”. Là một người ngoan đạo, có cung cách sống giản dị và khiêm tốn, nhưng Tổng thống Carter bị cáo buộc đã làm giảm uy thế của Mỹ trên trường quốc tế, đã thể hiện một tính cách yếu đuối và bị các kẻ thù của nước Mỹ là Liên Xô và Iran lợi dụng triệt để. Phải chờ đến khi bầu cựu thống đốc California Ronald Reagan (1980-1988) thuộc đảng Cộng hòa, một nhân vật đã kinh qua Hollywood, thì dân Mỹ mới khôi phục lại hình ảnh của một nước Mỹ mà họ thích.
Trước khi Tổng thống Obama phát động chiến dịch oanh kích chống lại tổ chức thánh chiến gọi là “Nhà nước Hồi giáo”, lời phê phán nặng nề nhất nhằm vào ông được gói trong cụm từ “Tổng thống đang trên đà Carter hóa ở giai đoạn cuối”.
Trong những cuộc thăm dò dư luận, đa số người Mỹ chê trách Tổng thống Obama đã tạo nên ấn tượng về một nước Mỹ “chần chừ và bất lực” trước những nguy cơ của thời đại, trong đó có chủ nghĩa đế quốc khu vực của một Trung Quốc muốn áp đặt sự thống trị trên vùng Đông Nam Á.
Không thích chiến tranh nhưng buộc phải lâm trận
Thế nhưng, đối với Le Monde, chê bai ông Carter là điều không đúng vì về mặt đối ngoại, vị Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ đã để lại nhiều thành quả đáng kể. Và rất có thể là khi chết đi, ông Carter sẽ được tôn vinh như một vị tổng thống vĩ đại.
Những người chê bai ông Obama hiện nay thường là những kẻ ca ngợi  Ronald Reegan. Thế nhưng, nhà báo Mỹ Thomas Friedman trên tờ New York Times đã cho rằng công việc của Tổng thống Obama ngày nay khó khăn hơn công việc của Tổng thống Reagan trước đây rất nhiều, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang có nhiều cực mạnh mới cũng như cũ đang đấu tranh với nhau và chưa vạch ra được luật chơi mới và chịu thêm sự khuấy động của một số tác nhân phi Nhà nước như tố chức Nhà nước Hồi giáo chẳng hạn.
Theo Le Monde, toàn bộ chính sách đối ngoại của Tổng thống Obam được hình thành trên cơ sở chống lại di sản của người tiền nhiệm G.W. Bush: từ việc tìm mọi cách rút ra khỏi hai chiến trường Iraq và Afghanistan cho đến niềm tin rằng bộ máy quân sự Mỹ cũng có giới hạn…
Điều oái oăm là Tổng thống Obama - một người không thích chiến tranh - lại phải lâm trận, mà lại phải lao vào một khu vực mà ông từng muốn rút người Mỹ đi. Tệ hại hơn nữa là ông lại đề ra một mục tiêu quá cao là triệt hạ tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS), điều có lẽ khó có thể làm được với chiến dịch không kích đơn thuần mà phải dùng đến quân lính trên bộ. Đó là chưa kể phải xây dựng lại hai quốc gia đang rệu rã là Iraq và Syria.
Tuy vậy, theo Le Monde, ông Obama có thể làm suy yếu tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo”, khoanh vùng nhóm này, giảm bớt quy mô các vụ tàn sát đang diễn ra cũng như lượng người phải tản cư. Điều quan trọng hơn cả là ông đã kéo được các nước Arập tham gia chiến dịch không kích, một điều không dễ làm chút nào.
Căn cứ vào các điểm trên đây, Le Monde kết luận: Nếu cần phải so sánh, thì nên so sánh Tổng thống Obama với Tổng thống George Herbert Bush (1988-1992), một người đã biết khéo léo xử lý sự rệu rã đầy nguy hiểm của Liên Xô thời đó.

Tin nổi bật