Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Lá chắn bầu trời" IRIS-T Đức tuyên bố mua cho Ukraine mạnh cỡ nào?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Ukraine dự kiến sẽ nhận được tổng cộng 24 hệ thống IRIS-T từ Đức, trong đó có 12 hệ thống tầm trung SLM và 12 hệ thống tầm ngắn.

Ngày 5/9, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết, Đức đã đặt mua 22 hệ thống phòng không IRIS-T từ Diehl Defense, 5 trong số đó dành cho Bundeswehr (quân đội Đức) và 17 hệ thống dành cho Ukraine (trong đó bao gồm 8 hệ thống tầm trung (SLM) và 9 hệ thống tầm ngắn (SLS)).

4 hệ thống phòng không này sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay, số còn lại sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2025. "Động thái này cho thấy sự ủng hộ của Đức dành cho Ukraine không hề giảm bớt", người đứng đầu Chính phủ Đức cho hay.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Reuters

Kể từ khi xung đột Nga- Ukraine nổ ra, Đức trở thành quốc gia châu Âu cung cấp viện trợ lớn nhất cho Kiev. Trong đó, Berlin cam kết gửi cho Ukraine ít nhất 12 tổ hợp IRIS-T SLM tầm trung.

"Tại Ukraine, IRIS-T đã bắn hạ hơn 250 tên lửa, máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Hệ thống phòng không này đã cứu vô số sinh mạng, với tỷ lệ trúng đích ấn tượng là 95% hoặc thậm chí cao hơn", Thủ tướng Scholz tuyên bố. 

Cũng liên quan tới thông tin trên, một quan chức chính phủ Đức nói với Bloomberg rằng, dựa vào các thoả thuận cũ và mới, đến năm 2026, Ukraine sẽ nhận được tổng cộng 24 hệ thống IRIS-T từ Đức, trong đó có 12 hệ thống tầm trung SLM và 12 hệ thống tầm ngắn.

IRIS-T là một chương trình do Đức dẫn đầu nhằm phát triển tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại tầm ngắn. Sự phát triển của IRIS-T bắt đầu vào năm 1996 và có sự tham gia của Đức, Hy Lạp, Ý, Canada, Na Uy và Thụy Điển.

Theo catalogue giới thiệu của nhà sản xuất - công ty quốc phòng Diehl Defense của Đức - hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T bao gồm trung tâm điều khiển, radar và các xe bệ phóng tên lửa tự hành, được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái.

Trong đó, bệ phóng được lắp đặt trên khung gầm xe bánh lốp (MAN 8x8, 4 cầu chủ động) hoặc bánh xích (BvS10) mang theo 4 hoặc 8 ống phóng kiêm ống bảo quản, có thể khai hỏa tên lửa theo phương thẳng đứng.

Hệ thống phòng không Iris-T. Ảnh: Getty

Đạn tên lửa IRIS-T diệt mục tiêu trong bán kính 40km với trần bắn tối đa 20km. Đặc biệt, tên lửa được trang bị đầu dò quang - hồng ngoại với độ chính xác cao và có khả năng kháng nhiễu tốt để tác chiến trong môi trường bị chế áp điện tử mạnh.

IRIS-T sở hữu hệ thống có đài radar cảnh giới chỉ thị mục tiêu CEAFAR GBMMR sử dụng công nghệ mảng pha chủ động, có thể phát hiện các vật thể bay ở cự ly tới 200km. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể hoạt động cùng với radar TRML-4D, qua đó nâng cao khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 250km.

Hệ thống tên lửa này có hai chế độ bắn là khóa mục tiêu trước khi bắn và khóa mục tiêu sau khi bắn, cho phép đánh chặn hiệu quả mục tiêu ở mọi góc độ (360 độ), trong nhiều điều kiện giao tranh.

Hiện nay, trong biên chế phòng không Ukraine, IRIS-T đang là cặp bài trùng với hệ thống Patriot do Mỹ chế tạo, hợp thành lưới lửa nhiều lớp. Bộ đôi này đã nhiều lần bắn hạ các chiến đấu cơ hiện đại của Nga.

Tin nổi bật