Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cận cảnh thời khắc lịch sử Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tên lửa đã rời bệ phóng thẳng đứng bằng phương pháp phóng lạnh, sau đó kích hoạt tầng đẩy và nhanh chóng lấy độ cao.

Ngày 17/11, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên do nước này tự phát triển, theo đó, đạt mốc quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất quân sự, đưa nước này vào nhóm nhỏ các quốc gia sở hữu công nghệ vũ khí tiên tiến.

Vụ thử nghiệm diễn ra từ đảo Dr APJ Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển phía đông của tiểu bang Odisha vào ngày 16/11 (giờ địa phương). Theo Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, vụ phóng được giám sát bởi các hệ thống theo dõi triển khai trên nhiều khu vực khác nhau.

Tên lửa được phát triển bởi các phòng thí nghiệm của DRDO và một số đối tác, có khả năng mang nhiều tải trọng khác nhau và bay được hơn 1.500 km.

Video: RT

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh gọi cuộc thử nghiệm là "thành tựu lịch sử" trong một bài đăng trên X, đồng thời nói thêm rằng nó đưa Ấn Độ vào nhóm ít các quốc gia sở hữu những công nghệ tiên tiến như vậy. 

"Dữ liệu chuyến bay đã xác nhận vụ thử nghiệm thành công với độ chính xác cao", thông báo viết.

Tên lửa siêu vượt âm có khả năng bay nhanh tối thiểu gấp 5 lần tốc độ âm thanh, hơn đáng kể so với tên lửa hành trình tiêu chuẩn, có khả năng né tránh hệ thống phòng không của đối thủ bằng cách cơ động khi đang bay và tốc độ cao.

Hiện nay, trên thế giới không có nhiều quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa siêu vượt âm. Mỹ vẫn đang phát triển tên lửa siêu vượt âm và thừa nhận đã chậm chân hơn các đối thủ như Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, Triều Tiên và Iran cũng tuyên bố đã thử thành công vũ khí siêu vượt âm.

Vụ phóng của Ấn Độ diễn ra giữa lúc Trung Quốc  đang tổ chức triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải, trong đó ra mắt các khí tài hiện đại như tiêm kích tàng hình J-35A và hệ thống phòng không HQ-19, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo và phương tiện lướt siêu vượt âm.

Tin nổi bật