Câu “họa từ miệng mà ra” tuy nghĩa ban đầu không liên quan tới ăn uống nhưng lại rất phù hợp để nói về thói xấu gây bệnh từ việc ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi nhắc tới thói xấu khi ăn uống đều tập trung vào lựa chọn thực phẩm. Trong khi đó có những thói quen chẳng hề liên quan đến ăn gì lại có thể đồng loạt mời gọi bệnh dạ dày, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư… ghé thăm.
Nếu không ăn sáng, dạ dày trống rỗng trong khi dịch vị vẫn bài tiết liên tục khiến lượng axit tăng cao, độ pH dạ dày thấp, kích thích co bóp. Triệu chứng có thể xảy ra như đau khi đói hoặc nóng rát sau xương ức..
Nhiều người bỏ bữa sáng lâu ngày thành thói quen, dạ dày quen dần và không còn cả cảm giác đói nhưng thực tế niêm mạc vẫn âm thầm bị tổn thương.
Bữa sáng là bữa ăn cực kỳ quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua hoặc ăn uống qua loa.
Nếu ăn quá nhanh, nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzyme amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ ở miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
Dạ dày là một cơ quan có “thời gian biểu” rất chặt chẽ. Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của dạ dày có khi nhiều khi ít mang tính chu kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Nếu lúc này không ăn, lượng acid sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân, từ đó gây viêm loét dạ dày. Bởi vậy, nếu bỏ bữa hay ăn uống không đúng giờ giấc sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Có một sự thật là dù bạn ăn toàn món tốt cho sức khỏe mà luôn ăn quá no thì cơ thể cũng không khỏe mạnh được. Thói quen này hại dạ dày trước tiên, làm dạ dày quá tải, suy yếu chức năng rào cản của niêm mạc dạ dày. Nhất thời gây trướng bụng, khó tiêu còn về lâu dài gây nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Ăn quá nhiều trong mỗi bữa cũng tạo áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Từ đó cũng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Ăn quá no cũng là gánh nặng cho tim. Do quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ được thúc đẩy với tốc độ nhanh chóng, khiến cho nhịp tim tăng nhanh hơn, tuần hoàn máu bị cản trở. Đương nhiên nó cũng dễ gây tăng cân, tăng nguy cơ ung thư do béo phì.
Lời khuyên là chỉ nên ăn đủ no, khoảng 70 - 80%. Có nghĩa là lúc này bạn không cảm thấy đói, có thể ăn thêm vài miếng mà không khó chịu, không có cảm giác tức bụng nhưng cũng chẳng quá thèm ăn.
Ăn quá nhiều trong mỗi bữa tạo áp lực lên cơ vòng thực quản dưới.
Không khó để bắt gặp những người vừa ăn vừa dùng các thiết bị điện tử hoặc đọc sách/truyện, tán gẫu với nhau. Những thói quen tưởng chừng vô hại này lại có sức tàn phá rất lớn đối với dạ dày. Bao gồm đau dạ dày, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa thức ăn, nuốt phải dị vật vào dạ dày, viêm loét dạ dày do rối loạn tiết axit dịch vị…
Việc không tập trung vào bữa ăn còn có thể khiến bạn ăn nhiều hơn mà không biết. Những người không tập trung khi ăn cũng thường ăn vặt nhiều hơn sau bữa chính. Như vậy không những làm dạ dày quá tải, suy yếu mà còn làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì. Từ đó làm suy giảm miễn dịch, tăng phản ứng viêm và tăng nguy cơ mắc ung thư.
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây nhiễm qua thực phẩm bẩn, dẫn đến viêm dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày rất nguy hiểm.
Ăn đêm tạo gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa, lâu dần làm suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan.
Ăn đêm tạo gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa, lâu dần làm suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan, tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, giảm chất lượng giấc ngủ, trào ngược axit, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp.