Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

7 lời khuyên "vàng" từ bác sĩ giúp thận khỏe mạnh sau tuổi 40

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Sau tuổi 40, thận của chúng ta bắt đầu lão hóa và dễ bị tổn thương hơn. Nếu không chăm sóc đúng cách, các bệnh lý về thận có thể phát triển âm thầm.

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bác sĩ chuyên khoa thận tại Bệnh viện đa khoa Tam Quân, tại Đài Loan, Trung Quốc nhận định từ tuổi 40 trở đi là thời điểm quan trọng để bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe của thận nói riêng.

Theo bác sĩ Hồng, sau tuổi 40, thận của chúng ta bắt đầu lão hóa và dễ bị tổn thương hơn. Nếu không chăm sóc đúng cách, các bệnh lý về thận có thể phát triển âm thầm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bác sĩ Hồng chia sẻ: “Trong nhiều năm công tác, tôi đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị suy hỏng thận, phải chạy thận suốt đời. Điều này vô cùng đáng tiếc.

Nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc suy thận phần nhiều đến từ thói quen sinh hoạt kém lành mạnh của họ hoặc mắc các bệnh lý mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường nhưng không điều trị”.

Bác sĩ Hồng khuyến cáo mọi người, đặc biệt là những người đã bước sang tuổi 40, nên hình thành những thói quen đơn giản hàng ngày. Những thói quen này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của thận mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là 7 việc nên làm từ sớm để phòng ngừa bệnh thận

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ trong các loại rau củ quả giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ các chất cặn bã và độc tố trong cơ thể.

Bác sĩ Hồng nói: “Các loại rau củ quả tươi thường giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin A, B, C, E, K cũng như các khoáng chất canxi, magie, kali và sắt,... Các chất dinh dưỡng này giúp chống viêm, bảo vệ thận khỏi tổn thương do quá trình stress oxy hóa".

Chất xơ trong các loại rau củ quả giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ các chất cặn bã và độc tố trong cơ thể, từ đó giúp giảm tải công việc cho thận, từ đó góp phần bảo vệ chức năng thận.

Hạn chế ăn muối

Natri (muối) có nhiều trong thực phẩm đóng gói và thức ăn chế biến sẵn như súp, bánh mì, xúc xích, thịt nguội... Hạn chế lượng muối nạp vào giúp kiểm soát huyết áp. Người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 2.300 mg muối mỗi ngày, khoảng một muỗng cà phê.

Một số mẹo giúp kiểm soát lượng muối như nấu ăn tại nhà và hạn chế mua đồ ăn ngoài, sử dụng các loại gia vị không chứa muối, thảo mộc, chanh; kiểm tra sản phẩm đóng gói, rửa sạch thực phẩm đóng hộp trước khi ăn để loại bỏ muối.

Ăn lượng protein vừa phải

Ăn nhiều protein hơn mức cơ thể cần có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn vì khi ăn protein, cơ thể tạo ra chất thải được lọc qua thận.

Người mắc bệnh thận mạn tính nên ăn ít protein hơn. Nhiều chất đạm có thể khiến chất thải tích tụ trong máu và thận không thể loại bỏ nó. Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, người mắc bệnh này nên hạn chế lượng protein tiêu thụ ở mức 0,6-0,8 g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể để giảm bệnh thận tiến triển. Ví dụ, một người nặng 68 kg cần 40-54 g protein động vật hoặc thực vật mỗi ngày. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lượng protein phù hợp.

Để phòng ngừa bệnh thận mạn tính, nên chọn nguồn protein lành mạnh và theo dõi khẩu phần ăn. Protein tốt gồm thịt nạc, cá, thịt gia cầm không da (khoảng 55-85 g mỗi khẩu phần), trứng, sữa (một hộp sữa chua, 120 ml sữa hoặc 28 g phô mai cho mỗi khẩu phần). Các loại đậu và hạt cũng cung cấp protein lành mạnh (mỗi khẩu phần lần lượt là 170g và 85 g).

Người mắc bệnh thận mạn tính nên ăn ít protein hơn. 

Ăn ít các thực phẩm chứa đường

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cho biết: “Mọi người nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều đường bởi chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu sử dụng quá nhiều”.

Chuyên gia cho biết, bệnh tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề ở thận. Cụ thể, người mắc tiểu đường nếu không kiểm soát bệnh chặt chẽ sẽ rất dễ gặp phải biến chứng suy thận. Tình trạng suy thận do tiểu đường xảy ra khi các mạch máu ở thận bị tổn thương khiến thận hoạt động kém hoặc mất chức năng.

Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, có hại cho thận. Sức khỏe của tim và thận có mối liên hệ với nhau, vì tim liên tục bơm máu đi khắp cơ thể và thận liên tục lọc máu để loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.

Cách phòng bệnh thận cũng như bệnh tim là nên hạn chế chất béo bão hòa ở mức dưới 10% tổng lượng calo hàng ngày. Nguồn chất béo chính gồm thịt, các sản phẩm từ sữa, mỡ lợn, dầu ăn. Chất béo không bão hòa có lợi cho tim có trong cá béo, quả bơ, quả óc chó, dầu ô liu và nhiều loại dầu thực vật. Tránh chất béo chuyển hóa có trong đồ nướng và đồ chiên.

Uống đủ nước

Nên đảm bảo uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Uống quá ít nước có thể khiến cơ thể không sản xuất đủ lượng nước tiểu, từ đó gây cản trở quá trình đào thải các chất cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài. Các chất cặn bã bao gồm cả khoáng chất sẽ lắng đọng và kết tinh lại với nhau, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành có sức khỏe bình thường, một ngày nên đảm bảo uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Hạn chế phốt pho, kali

Phốt pho và kali là những khoáng chất cơ thể cần cho một số quá trình nhất định của cơ thể. Phốt pho giúp xương chắc khỏe, kali điều hòa nhịp tim và giữ cho cơ bắp hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, với người bệnh thận mạn tính, những khoáng chất này có thể tích tụ trong máu gây ra các vấn đề khác nhau. Hàm lượng phốt pho cao có thể khiến xương yếu đi và dễ gãy hơn, ngứa da, đau xương và khớp. Lượng kali trong máu cao gây ra các vấn đề về tim.

Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ kali và phốt pho giúp theo dõi lượng hấp thụ các khoáng chất này. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định chế độ ăn phù hợp giúp phòng bệnh thận.

Tin nổi bật