Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vĩnh Phúc: Kỳ bí cây sanh bảo vệ tháp cổ ở chùa Hà Tiên

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đã hàng trăm năm trôi qua, người dân quanh vùng vẫn truyền miệng nhau những câu chuyện kỳ bí về cây sanh bảo vệ tháp cổ tại chùa Hà Tiên (phường Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

(ĐSPL) - Đã hàng trăm năm trôi qua, người dân quanh vùng vẫn truyền miệng nhau những câu chuyện kỳ bí về cây sanh bảo vệ tháp cổ tại chùa Hà Tiên (phường Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

Đến nay họ vẫn không thể lý giải được phép nhiệm màu nào đã đưa cây sanh về bảo vệ tháp cổ thờ vị sư tổ Tịnh Huân - người năm xưa tự thiêu để cầu mưa cho dân làng.

Lễ cầu mưa hoá giải kiếp nạn cho dân nghèo

Chùa Hà Tiên tọa lạc trên đồi Hà - quả đồi có thế “long hàm ngọc” (rồng ngậm ngọc-PV) thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Đây là ngôi chùa còn lưu giữ được 8 ngôi bảo tháp loại ba tầng có niên đại rất xa xưa. Chùa Hà Tiên được ví như một bông hoa đẹp trong không gian, cảnh quan thiên nhiên hiền hòa.

Chùa Hà Tiên tọa lạc trên một ngọn đồi có vị thế đẹp.

Theo truyền thuyết các vị cao niên tại Tích Sơn kể lại, chùa Hà Tiên có từ thời Hùng Vương. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, bà Lăng Thị Chiêu đã chiêu binh đánh giặc, phất cờ khởi nghĩa. Trên đường hội quân với vua Hùng Vương thứ 6 đánh giặc đã dừng chân nghỉ tại chùa Hà để chiêu mộ thêm binh sỹ. Sau đó bà được tôn phong là Quốc Mẫu Tây Thiên. Vì vậy, bà được nhân dân địa phương lập bài vị thờ Quốc Mẫu tại chùa, gọi là thờ Đức Thánh Đại Vương.

Thầy Đạo Giác, một vị đại đức đang tu hành trong chùa Hà Tiên cho biết, trước đây, chùa Hà Tiên vừa là Phật học đường, vừa là nơi truyền bá tri thức giáo pháp cho nhiều thế hệ tăng ni, cư sỹ qua hàng trăm năm. Do chùa Hà Tiên đã qua nhiều lần trùng tu, xây dựng, mặt bằng đã bị san ủi hết nên di vật còn lại không đủ để khẳng định niên đại khởi dựng, nay chỉ còn tư liệu chứng minh cho lần trùng tu lớn năm 1703 (năm Chính Hòa 24) ghi lại trên tấm bia Cây hương 4 mặt Hà Tiên Thiên đài bi tại chùa hiện nay. Một số nhà nghiên cứu lịch sử lại khẳng định chùa Hà Tiên được xây dựng vào thời Lý Trần. Chùa Hà Tiên sau nhiều lần bị hủy hoại nhưng nhân dân trong vùng đã quyết tâm sửa chữa, giữ gìn nơi chùa cảnh xưa để phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân.

Kể từ sau khi trùng tu lớn năm 1703, chùa Hà Tiên trở thành một trung tâm tu tập lớn của tăng ni, nơi hoằng pháp cho đông đảo phật tử trong vùng và phụ cận. Có thời gian, nơi đây đã trở thành trung tâm đào tạo Phật giáo ở phía Bắc kinh thành Thăng Long. Vườn tháp còn nguyên vẹn 8 ngôi cổ tháp đã khẳng định vị thế của chùa Hà trong hệ thống các ngôi chùa được phân bố khá dày đặc trong vùng, là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu tìm hiểu về giá trị kiến trúc nghệ thuật loại hình tháp mộ thời Hậu Lê ở Vĩnh Phúc và Việt Nam.

Cũng theo dòng chảy của lịch sử, các vị cao niên tại đây vẫn thường kể cho con cháu nghe câu chuyện về vị sư tổ Thích Hải Huân (hay còn gọi là sư Tịnh Huân) năm xưa đã tự thiêu để cầu mưa, ban phước cho người dân. Theo truyền thuyết kể lại, xưa kia, vùng này người dân làm nông nghiệp là chủ yếu. Khi ấy nạn hạn hán quanh năm hoành hành khiến dân cư mất mùa, đói khổ triền miên. Nhiều người đã bỏ quê đi tha phương cầu thực tìm nguồn sống. Thấy người dân khắp làng trên xóm dưới rơi vào cảnh lầm than, đói khổ, sư tổ Tịnh Huân đã nghĩ ra cách lập đàn cầu mưa để hoá giải kiếp nạn cho dân nghèo. Ngài đem thân xác cúng vào cửa Phật, mang phúc đức cầu mưa cho nhân dân. Ngài ngồi trước cửa Tam Bảo cho đệ tự chất củi quanh người mình rồi châm lửa đốt. Điều kỳ lạ là dù lửa bốc cháy toàn thân ngài nhưng đôi bàn tay trong thế niệm Phật vẫn không hề bị thiêu cháy.

Chỉ sau vài canh giờ sau khi sư tổ Tịnh Huân lập đàn tự thiêu, trời vang sấm chớp ầm ầm đổ mưa. Dân làng vô cùng vui mừng, họ đã khóc rất nhiều và ghi nhận sự hiển linh của sư tổ. Năm đó mùa màng bội thu, dân làng nơi đây như sống lại từ tay tử thần. Càng về sau, dân làng nơi đây ngày càng ăn nên làm ra, mùa màng tươi tốt, đời sống no ấm quanh năm. Để tưởng nhớ công ơn sư tổ, người dân đã xây dựng ngôi tháp bảo ba tầng để lưu trữ tro cốt của ngài theo đúng nghi thức nhà Phật. Từ đó đến nay, không năm nào đến ngày giỗ của sư tổ mà trời không mưa. Năm thì mưa trước vài hôm, năm thì mưa ngay sau khi vừa xong giỗ, đại đức Đạo Giác chia sẻ.

Cây sanh, giếng Ngọc biết chữa bệnh?

Bước vào khuôn viên chùa Hà Tiên, PV không khỏi choáng ngợp trước một cây sanh hàng trăm năm tuổi với tán cây rộng lớn bao trùm một khoảng vườn. Hơn 300 năm qua, bộ rễ vững chãi của cây sanh ôm chặt lấy tháp cổ thờ sư tổ Tịnh Huân. Trải qua nhiều thế kỷ cùng bao nắng dãi mưa dầm, cây sanh vẫn hiên ngang sừng sững như vậy. Vì lẽ thần kỳ ấy và sự linh thiêng trong đức tin của người dân nơi đây nên mọi người thường nhắc nhở nhau không ai được mạo phạm đến cây sanh và khi vào chùa phải thành tâm kính Phật.

Cây sanh hàng trăm năm tuổi bao trọn ngôi tháp cổ.

Đại đức Đạo Giác - một vị sư trong chùa cho biết, hiện nay trong khuôn viên cổ tự này còn lưu giữ được 8 ngôi bảo tháp, loại 3 tầng. Trong đó, ngôi tháp chứa xá lợi của sư tổ Tịnh Huân là ngôi tháp cổ nhất và cũng là ngôi tháp duy nhất được rễ của cây sanh cổ thụ 300 tuổi bao phủ. Tháp cao khoảng 3m, có 4 mặt, được dựng bằng gạch nung đỏ kết dính bằng một loại nguyên liệu tổng hợp từ nhựa cây kết hợp với đất sét nhão. Tháp có 4 mặt nhưng có một điều vô cùng đặc biệt, 3 mặt của tháp được cây sanh quấn lấy chỉ chừa duy nhất một mặt trống, tạo ra thế bảo vệ tháp như một sự vi diệu, linh thiêng. Đây cũng là sự tự nhiên, nhà chùa và nhân dân không hề can thiệp tạo dáng cho cây.

Chính vì sự kỳ diệu khó lý giải ấy nên dù chỉ là một cây sanh nhưng người dân nơi đây vô cùng thành kính. Cây sanh vươn cao, ra rất nhiều rễ nhưng tuyệt nhiên không có một ngọn rễ nào xuyên được vào ngôi tháp cổ. Điều đặc biệt là dù nền chùa đã trải qua chiến tranh và nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng khu mộ tháp với 8 ngôi bảo tháp chứa báu thân của các vị tăng ni từng tu tại chùa vẫn còn nguyên vẹn. Người dân trong vùng không ai dám chặt cành, cắt rễ của cây vì tin đó là sự hoá thân của sư tổ Tịnh Huân.

Một chi tiết không kém phần ly kỳ được người dân nơi đây tin tưởng, khả năng chữa bệnh của lá cây sanh và nước giếng Ngọc trong chùa. Bà Nguyễn Thị Năm, một người dân phường Tích Sơn cho hay, trước đây có bà vãi trong chùa bị đau bụng, uống thuốc không khỏi. Bà ra trước tháp của sư tổ, thắp một nén hương khấn vái và hái lá cây sanh để ăn. Một lúc sau, bà không còn đau bụng nữa. Giếng Ngọc trong chùa là nơi luôn chứa nước trong vắt. Người dân trong khu mỗi khi đau ốm hoặc nhà có trẻ con mới sinh thường lên chùa xin nước về uống và tắm cho trẻ con. Trẻ luôn mạnh khoẻ và người lớn thì cũng khỏi hết bệnh tật.

Chính vì sự linh thiêng ấy, hàng năm, cứ đến ngày đầu tháng Sáu âm lịch, người dân khắp nơi lại đổ về làm lễ giỗ sư tổ Tịnh Huân. Nhà chùa cũng tổ chức lễ giỗ Ngài với các nghi lễ của nhà Phật để tưởng nhớ lòng thành kính đến vị sư đã hoá thân mình làm ngọn đuốc, cầu mưa xuống cho dân nghèo.

Khả năng chữa bệnh của cây sanh chỉ là lời đồn thổi

Trao đổi với PV, bà Bùi Thị Thanh Hà, Tổ trưởng tổ dân phố khu chùa Hà Tiên cho hay, với những giá trị về lịch sử và văn hóa lâu đời, chùa Hà Tiên đã được UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc) ra quyết định xếp hạng là Di tích Lịch sử văn hoá cấp tỉnh, năm 1995. Vì có niên đại lâu đời nên ngôi chùa được nhân dân truyền tụng không ít câu chuyện linh thiêng, kỳ bí. Những câu chuyện ấy được xem như những tư liệu lịch sử hình thành nên giá trị văn hoá và tâm linh của ngôi chùa. Riêng chuyện cây sanh và nước giếng Ngọc để uống có tác dụng chữa bệnh thì có lẽ chỉ là lời truyền miệng, không có cơ sở khoa học để khẳng định.

Tin nổi bật