Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ukraine mất hơn 700 triệu USD khi tìm mua vũ khí?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Trong bối cảnh Ukraine tìm cách đối phó ưu thế sản xuất đạn dược của Nga, Kiev đã phải chịu tác động đáng kể của thị trường vũ khí quốc tế.

Theo thông tin trên Tuổi Trẻ Online, tờ Financial Times của Anh đã tiến hành cuộc điều tra dựa trên các tài liệu Chính phủ Ukraine bị rò rỉ, hồ sơ tòa án và hàng chục cuộc phỏng vấn với quan chức mua sắm và nhà buôn vũ khí, nhà sản xuất, điều tra viên.

Tờ báo này phát hiện hàng trăm triệu USD mà Ukraine trả cho các bên trung gian ở nước ngoài nhằm mua được thiết bị quân sự quan trọng đã bị lãng phí trong suốt 3 năm qua.

Trong bối cảnh Ukraine tìm cách đối phó ưu thế sản xuất đạn dược của Nga, nước này đã phải chịu tác động đáng kể của thị trường vũ khí quốc tế. 

Ở một số trường hợp, Kiev đã thanh toán trước số tiền lớn cho các công ty ít tên tuổi để mua trang thiết bị quân sự nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được hàng. Trong những trường hợp khác, các quan chức cho biết vũ khí được bán với mức giá bị đẩy lên cao ngất ngưởng, khi nhu cầu toàn cầu tăng.

Hình ảnh các binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới độc lập số 33 thực hành sử dụng hệ thống tên lửa dẫn đường chống tăng MILAN ở Donetsk, miền Đông Ukraine, hồi tháng 6/2024. Ảnh: Reuters

Đến nay Ukraine đã chi trả trước 770 triệu USD cho các nhà môi giới vũ khí nước ngoài để mua vũ khí và đạn dược, nhưng vẫn chưa nhận được hàng, theo số liệu từ Bộ Quốc phòng Ukraine cũng như các tài liệu mà Financial Times đã tiếp cận được.

Con số này chiếm một phần đáng kể trong ngân sách mua sắm vũ khí hàng năm của Ukraine, dao động từ 6 - 8 tỷ USD được chi từ ngân sách quốc gia kể từ đầu cuộc xung đột.

Báo Tin Tức và Dân Tộc cho biết, theo điều tra của Financial Times được đài RT trích dẫn ngày 16/5, các hợp đồng vũ khí trên chủ yếu được ký kết sau khi xung đột với Nga leo thang từ năm 2022. 

Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận đang theo đuổi việc thu hồi 309 triệu USD thông qua các thủ tục pháp lý, đồng thời kỳ vọng có thể đàm phán để lấy lại phần còn lại.

Theo ý kiến của các quan chức Ukraine, tình trạng tham nhũng trong Bộ Quốc phòng là nguyên nhân góp phần gây ra những tổn thất nghiêm trọng này. Một số vụ việc hiện đang được điều tra với nghi vấn thông đồng và tham ô, tuy nhiên tiến độ bị ảnh hưởng do phản hồi chậm từ phía Mỹ và Liên minh châu Âu - những bên có vai trò trong quá trình xác minh và cung cấp thông tin.

Trước thực trạng này, các tổ chức chống tham nhũng khuyến nghị chấm dứt việc sử dụng các nhà môi giới trung gian nhằm tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Tuy nhiên, một số quan chức Ukraine bảo vệ việc hợp tác với các bên trung gian, cho rằng đây là cách duy nhất để tiếp cận nguồn cung từ những quốc gia không muốn công khai hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay.

Vụ việc được đánh giá là đã gây ra quan ngại đáng kể trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt tại các nước phương Tây - những bên đang đóng vai trò chủ chốt trong hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng nếu không cải thiện cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình, Ukraine có thể đối mặt với nguy cơ bị siết chặt nguồn viện trợ quốc phòng trong thời gian tới.

Tin nổi bật