Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điện Biên: Huyện Mường Chà lại xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) vừa xảy ra liên tiếp 2 trận động đất, trong đó có một trận được đánh giá có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2 tại vùng tâm chấn.

Theo TTXVN, thông tin từ Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, vào 14 giờ 16 phút 4 giây ngày 16/5, tại khu vực Mường Chà (Điện Biên) đã tiếp tục xảy ra trận động đất có độ lớn 4,0.

Tâm chấn nằm tại tọa độ 21,735 độ vĩ Bắc-103,133 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 16.1km. Các chuyên gia đánh giá cấp độ của trận động đất này không gây rủi ro thiên tai.

Huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) liên tiếp xảy ra 2 trận động đất trong ngày 16/5. Ảnh: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần/ TTXVN

Đây là trận động đất thứ 2 liên tiếp xảy ra trong ngày 16/5 tại khu vực này. Trước đó, vào 11 giờ 17 phút trưa, một trận động đất có độ lớn 5,0 độ đã làm rung chuyển huyện Mường Chà, với tọa độ 21.747 độ vĩ Bắc, 103.129 độ kinh Đông và độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km, theo VOV.

Trận động đất này được đánh giá có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2 tại vùng tâm chấn, có khả năng ảnh hưởng đến khu vực dân cư gần đó và các vùng lân cận.

Nhiều người dân tại TP.Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, thị xã Mường Lay, huyện Tuần Giáo và một số địa phương khác của tỉnh Sơn La cảm nhận rõ sự rung lắc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn.

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất hiện đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của các trận động đất này.

Được biết, trong 100 năm trở lại đây, 2 trận động đất lớn nhất tại Việt Nam đều xảy ra tại Điện Biên. Năm 1935, trận động đất mạnh 6,9 độ, tâm chấn nằm ở phía Nam lòng chảo Điện Biên và năm 1983 trận động đất mạnh 6,7 độ, tâm chấn ở huyện Tuần Giáo. Rất may, cả 2 trận động đất nói trên đều không gây thiệt hại lớn vì thời điểm đó chưa có nhiều công trình xây dựng hiện đại, chủ yếu là đồi núi.

Chia sẻ trên TTXVN, TS Trần Xuân Anh - Phó Viện trưởng Viện Các Khoa học Trái đất, cho hay Viện sẽ tiếp tục khảo sát, quan trắc, nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn trong khu vực tỉnh Điện Biên và lân cận. Bên cạnh đó, Viện sẽ thông báo kịp thời về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này.

Theo quy định về “quy chế phòng, chống động đất, sóng thần”, UBND các cấp khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần phải thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.

Khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn. 

Tin nổi bật