Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng: "Vừa hợp tác, vừa đấu tranh để có hòa bình, hữu nghị"

(DS&PL) -

(ĐSPL)- "Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình, hữu nghị. Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

(ĐSPL)-"Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình, hữu nghị. Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chiều 19/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến nội dung các nhóm vấn đề chất vấn, trước khi trực tiếp trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội.
Quản lý chặt nợ công
Mở đầu phần trình bày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán phân bổ ngân sách nhà nước năm 2015. Thủ tướng cho biết, Chính phủ nhận được 149 phiếu chất vấn, trong đó có 17 phiếu chất vấn Thủ tướng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên trả lời chất vấn ĐBQH chiều 19/11.

Báo cáo thêm tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, Thủ tướng cho biết, mức nợ công đã nằm trong giới hạn an toàn cho phép của Quốc hội. Nợ nước ngoài chủ yếu là vay ưu đãi với thời hạn bình quân 20 năm, mức lãi suất 1,6\%. Còn nợ trong nước chủ yếu do phát hành trái phiếu.
Thủ tướng khẳng định nợ công là vấn đề hệ trọng quốc gia và nêu các lý do: ảnh hưởng khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu, yếu kém nội tại, tăng trưởng của Việt Nam chậm lại.
Việt Nam chủ trương giảm thu, tăng chi cho đảm bảo an sinh xã hội. Trong khi đó, nhu cầu chi tăng mạnh để chi lương, tăng lương, tăng cường quốc phòng an ninh, chi trả nợ...
Trong điều kiện vĩ mô ổn định, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng công nhận có đảo nợ, nhưng là vay mới có lãi suất thấp hơn, thời gian dài hơn và điều này không làm tăng số nợ công, vẫn phù hợp thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, Thủ tướng công nhận nợ công đã sát trần cho phép, tình trạng tham nhũng lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn còn, tỷ trọng thu ngân sách trên GDP giảm, chi thường xuyên tăng nhanh, bội chi cao đã gây lo lắng, bức xúc xã hội. Nếu chủ quan, sẽ gây mất an toàn tài chính quốc gia.
Thời gian tới, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ đặc biệt quan tâm chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Sẽ quản lý chặt nợ công, nhất là khoản vay mới.
Giải quyết đất sản xuất cho đồng bào thiểu số
Mở màn phiên chất vấn, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé nêu câu hỏi: “Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt đề án các vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên, làm thế nào để kết nối, liên kết hợp tác giữa các địa phương, phát huy tiềm năng của vùng kinh tế trọng điểm này?”.
Trả lời vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong 1 không gian, 1 khu vực, 1 vùng mà có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng nhau thì yêu cầu liên kết là rất cần thiết và đây là 1 yêu cầu khách quan. Chính phủ nhận rõ sự cần thiết này. Liên kết để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, liên kết hợp tác để đầu tư có hiệu quả hơn trước những khó khăn, thách thức của tỉnh, địa phương. Dưới tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT chủ trì xây dựng quy chế liên kết hợp tác của các vùng kinh tế, trong đó có vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đặt vấn đề đất sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số còn rất thiếu (hơn 300 ngàn hộ), trong khi đất các nông lâm trường đang quản lý còn rất nhiều, gây lãng phí, đại biểu Danh Út hỏi: “Xin Thủ tướng cho biết chủ trương của Chính phủ về vấn đề này?”.
Cho rằng việc vẫn còn khoảng 300.000 hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất là một điều day dứt của Chính phủ, Thủ tướng cho biết, dù đã hết sức cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề này và đã giải quyết được rất nhiều nhưng vẫn con số vẫn còn lớn như thế.
“Các đồng bào dân tộc của chúng ta sống gắn bó với rừng, tôi đã đặt ra yêu cầu là xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn, giảm từ 50\% xuống còn 34\%, nhưng số này vẫn còn rất lớn. Đồng bào gắn với rừng thì cần được giao rừng. Đã từng có dự thảo 1 lần về chính sách đặc thù này như giao rừng, khoán rừng, bảo vệ rừng, gắn với đó là giảm nghèo và phát triển. Chính phủ sẽ cố gắng thảo luận để ban hành sớm, nhưng khi thảo luận thì khó nhất là ngân sách ở đâu, tiền ở đâu.
Tinh thần là Chính phủ đã nhận thấy vấn đề này rất quan trọng, cần thiết, cần tập trung giải quyết, làm sao cho 300.000 hộ kia có đất, giảm nghèo, thoát nghèo”, Thủ tướng khẳng định.
Vừa đấu tranh, vừa hợp tác để bảo vệ chủ quyền
Đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế biển đảo, đại biểu Đỗ Văn Đương nêu quan điểm: “Trong những năm gần đây Chính phủ đã có bước đầu tư gì đê phát triển kinh tế biển đảo? Thời gian tới cần bớt đầu tư công trong bờ để phát triển kinh tế biển… Liệu có cần thiết thành lập Bộ Kinh tế biển để tham mưu, chuyên tâm giúp Chính phủ về vấn đề này?”.
Khẳng định Chính phủ đã có chương trình, kế hoạch hành động, vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo chủ quyền quốc gia trên biển, song Thủ tướng cũng cho rằng, so với yêu cầu và mong muốn thì cần làm tốt hơn, trong đó có đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
“Nếu nói rằng cần bớt đầu tư trên bộ để cho biển thì rất khó rạch ròi, vì có khi đầu tư trên bộ là nhưng lại là cho biển, tinh thần chung là khai thác tốt nhất kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền”, Thủ tướng nêu rõ.
Ghi nhận ý kiến đề xuất thành lập Bộ kinh tế biển, tuy nhiên Thủ tướng cũng cho rằng, việc lập thêm một bộ với tất cả các nhiệm vụ khai thác thủy sản, dầu khí, du lịch biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, bảo đảm quốc phòng trên biển… là tương đối khó.

Trả lời câu hỏi của ĐB Thích Thanh Quyết về quan điểm trong vấn đề quan hệ với các nước láng giềng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đối với Trung Quốc hay tất cả các nước trên thế giới, chúng ta phải thực hiện đường lối đối ngoại kiên trì, nhất quán. Ngay trong Hiến pháp mới được thông qua năm 2013, thì toàn bộ đường lối này được nêu trong điều 12: Độc lập, tự chủ, hòa bình, phát triển, chủ động hội nhập, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi, thực hiện các công ước quốc tế mà chúng ta là thành viên, bình đẳng vì lợi ích quốc gia, dân tộc…

“Đối với ta và Trung Quốc thì là láng giềng, dù mưa nắng hay bão lũ gì thì vẫn là láng giềng, mãi mãi là láng giềng, chúng ta luôn mong muốn cùng hợp tác với Trung Quốc để phát triển, để thực hiện một cách thực chất hiệu quả của tinh thần “4 tốt” và “16 chữ vàng”, đem lại lợi ích cho cả hai nước. Mong muốn hai bên chân thành hợp tác để giải quyết bất đồng giữa hai nước về ranh giới biển đảo theo các nguyên tắc quốc tế…

Chúng ta mong muốn hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển cùng có lợi…

Để nói một câu dễ hiểu, dễ nhớ nhất về quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc thì đây là vấn đề khó, nhưng tôi xin khái quát trong 6 chữ: “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình, ổn định, có hữu nghị, tin cậy lẫn nhau. Chúng ta vừa  hợp tác vừa đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đề cập đến vấn đề Trung Quốc xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Chúng ta đều biết đảo Gạc Ma và một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm năm 1988. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã cùng một số nước lên tiếng về thái độ của Trung Quốc, yêu cầu các bên giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm, mọi tranh chấp giải quyết bằng hòa bình, không dùng và đe dọa dùng vũ lực.

Ở đảo Chữ Thập, Trung Quốc bồi đắp diện tích lớn nhất khoảng 49 ha thì lập trường của chúng là phản đối điều này, vì nó vi phạm điều 5 của tuyên bố DOC, tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông và Trung Quốc cũng là 1 thành viên. Lập trường này đã được tôi tuyên bố ở rất nhiều các hội nghị quốc tế, đó là chủ trương, thái độ của chúng ta”.

Tin nổi bật