Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phú Thọ: Nam bệnh nhân có viên sỏi bàng quang kích thước "khủng"

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Bệnh nhân tên Đ.V.L (55 tuổi trú tại xã Đồng Thịnh) nhập viện trong tình trạng đái khó, đái máu, đau tức vùng hạ vị. Trước đó ông L. có tiền sử sỏi thận, sỏi bàng quang, đã dùng thuốc nam.

Báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, tại Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) các bác sĩ tiến hành thăm khám và chỉ định cận lâm sàng. Kết quả siêu âm và chụp CT-Scanner cho thấy thận phải có sỏi kích thước 4x10mm. Bàng quang người bệnh có thành dày lan tỏa, có sỏi kích thước 56x62x38mm, phì đại tuyến tiền liệt.

Các bác sĩ chẩn đoán người bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu do sỏi /u phì đại tiền liệt tuyến. Bệnh nhân được chỉ định điều trị hết tình trạng nhiễm khuẩn, sau đó phẫu thuật tán sỏi bàng quang bằng laser và nội soi cắt u phì đại tiền liệt tuyến bằng máy đơn cực.

Ca phẫu thuật diễn ra trong hơn 2 giờ và thành công. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng sức khoẻ người bệnh ổn định.

Hình ảnh viên sỏi có kích thước 6cm trong bàng quang nam bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Theo BSCKI. Hoàng Mạnh Thuần, khi đi khám phát hiện có sỏi đường tiết niệu, người dân thường sử dụng thuốc nam để bài trừ sỏi. Tuy nhiên, tùy cơ địa từng người, tuỳ từng loại sỏi mà uống thuốc nam không hiệu quả, nhiều trường hợp sỏi to lên gây nhiều bệnh lý về đường tiết niệu như: Đau, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái máu, giãn đài bể thận, trường hợp nặng hơn có thể gây suy thận, mất chức năng thận dẫn đến phải cắt thận.

Do đó, khi có các triệu chứng đau vùng hố sườn lưng, tiểu khó, bí tiểu, tiểu đỏ, người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra. Với những trường hợp đã biết có sỏi, cần đi khám định kỳ để phát hiện diễn biến và xử trí kịp thời, thông tin từ VTV News.

Sỏi bàng quang là bệnh thường gặp của hệ tiết niệu. Sỏi hình thành do sự lắng đọng các chất khoáng có trong nước tiểu, thường gặp ở người có suy yếu cơ bàng quang hoặc có tắc nghẽn đường thoát nước tiểu.

Sỏi bàng quang nhỏ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng đôi khi sỏi bàng quang cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu không được điều trị, sỏi bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng khác.

Đôi khi sỏi bàng quang – thậm chí cả những viên lớn – không gây ra vấn đề gì. Nhưng nếu một viên sỏi kích thích thành bàng quang hoặc ngăn dòng chảy của nước tiểu, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

- Đau bụng dưới

- Đau khi đi tiểu

- Đi tiểu thường xuyên

- Khó đi tiểu hoặc dòng nước tiểu bị gián đoạn

- Có máu trong nước tiểu

- Nước tiểu đục hoặc có màu sẫm bất thường

 

Thùy Dung (t/h)

 

Tin nổi bật