Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những đại kỵ khi ăn khoai lang để tránh "mang bệnh" vào người

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Để có thể hấp thụ được hoàn toàn chất dinh dưỡng của khoai lang, đồng thời phòng ngừa các tác dụng phụ, nên lưu ý những đại kỵ sau khi ăn khoai lang.

Khoai lang là giống cây thân thảo thuộc họ bìm bìm - Convolvulaceae, nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, thông qua giao thương buôn bán giống khoai lang được đem đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Một củ khoai lang cung cấp cho cơ thể đầy đủ các loại dưỡng chất như vitamin, chất đạm, chất xơ, chất béo, carbohydrate… Ăn khoai lang đều đặn giúp duy trì sự linh hoạt của máu não và tim, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho hệ tiêu hoá, đồng thời hỗ trợ giảm cân tốt. 

Để có thể hấp thụ được hoàn toàn chất dinh dưỡng của khoai lang, đồng thời phòng ngừa các tác dụng phụ, nên lưu ý những đại kỵ sau khi ăn khoai lang.

Không ăn với trứng 

Trứng là món ăn giàu protein, ít chất béo, phù hợp để dùng vào bữa sáng. Trong thực đơn giảm cân, nhiều người thường lựa chọn kết hợp khoai lang với trứng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà vẫn kiểm soát cân nặng.

Tuy nhiên, việc kết hợp trứng với khoai lang lại tuỳ thuộc vào hệ tiêu hoá của nhiều người. Nếu bạn có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh thì việc ăn trứng với khoai lang không gây hại gì. Tuy nhiên nếu hệ tiêu hoá kém, hay bị đầy bụng khó tiêu thì ăn trứng với khoai lang cùng bữa sẽ tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hoá, dễ gây đau bụng, khó chịu.  

Những đại kỵ khi ăn khoai lang để tránh "mang bệnh" vào người.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. 

Không ăn cùng bí đỏ 

Khoai lang và bí đỏ là hai loại thực phẩm tác dụng nhuận tràng khá tốt nên khi kết hợp cùng nhau dễ gây ra tình trạng chướng khí, nôn khan, ợ chua, thậm chí nếu nấu không chín kỹ còn gây ra tình trạng đầy bụng, nặng hơi. Do đó, bạn nên cân nhắc khi kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau. 

Không ăn khoai lang với ngô

Ngô được đánh giá là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trung bình trong 100g ngô chứa khoảng 70,6g carbohydrate, dồi dào chất đạm, chất xơ, chất béo, magie, kali… Ngoài ra, ngô chứa hàm lượng lớn vitamin, cao gấp 5 – 10 lần so với lượng vitamin có trong gạo và lúa mì.

Để tiêu hóa ngô, dạ dày cần tiết ra nhiều axit và cũng mất nhiều thời gian để thực hiện xong công việc này. Nếu ăn ngô và khoai lang cùng một lúc sẽ tạo gánh nặng lên dạ dày, khiến dạ dày phải tiết ra nhiều axit để tiêu hóa cả 2 loại thực phẩm, tệ hơn là gây trào ngược dạ dày.

Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính 

Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột. Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. 

Không ăn cùng cà chua 

Trong khoai lang có hàm lượng đường nên khi tiêu thụ, đường sẽ được lưu lại, kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị. Trong khi đó, cà chua khi ăn vào cơ thể lại dễ bị kết tủa trong môi trường axit mạnh, từ đó gây ra hiện tượng khó tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, nếu thực đơn bữa ăn có khoai rồi thì không nên bổ sung thêm cà chua nữa. 

Những đại kỵ khi ăn khoai lang để tránh "mang bệnh" vào người.

Không ăn khoai lang với chuối

Theo tờ QQ (Trung Quốc), chuối cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như thiamine, melatonin, vitamin C, vitamin B6, kali, chất xơ lành mạnh, chất chống ôxy hóa… Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao mà ăn nhiều chuối giúp làm đẹp da, giảm cân, cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa lão hóa, tốt cho sức khỏe của mắt...

Tuy nhiên, ăn chuối trong vòng 1 giờ sau khi ăn khoai lang sẽ khiến bạn dễ bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí, nếu bạn ăn quá nhiều hai loại thực phẩm này, trong khi chúng rất dễ tiêu hóa nên có thể gây ngộ độc mãn tính. Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn chuối trước hoặc sau 4 tiếng ăn khoai lang để đảm bảo sức khỏe.

Không nên ăn khi đói 

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói. 

Không nên ăn cả vỏ 

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Không nên ăn khoai sống 

Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn... 

Không nên ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ. Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

N.Q (T/h)

Tin nổi bật