Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Những sai lầm cần tránh khi ăn

(DS&PL) -

Khoai lang có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe tuy nhiên nếu ăn quá nhiều khoai lang sẽ để lại một số tác hại không tốt cho sức khoẻ.

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc được nhiều người ưa thích lựa chọn trong các bữa ăn hàng ngày. Khoai lang được trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, phổ biến với các loại khoai lang ruột tím, khoai lang ruột vàng… dùng để hấp, luộc, nướng đều ngon. 

Khoai lang có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tim mạch... Thế nhưng không phải ai ăn khoai lang cũng tốt, thậm chí loại củ này là "đại kỵ", có thể gây nguy hiểm với một số người.

Những tác hại khi ăn quá nhiều khoai lang

Chướng bụng đầy hơi

Chúng ta biết rằng khoai lang thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng carbohydrate tương đối lớn, chủ yếu là carbohydrate phức tạp (thường biết đến là tinh bột), chiếm tới hơn 20% tổng thành phần dinh dưỡng.

Chính vì lý do đó, nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể làm tăng giải phóng khí carbon dioxide trong đường ruột, dẫn tới chướng bụng đầy hơi. 

Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Những sai lầm cần tránh khi ăn.

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Khoai lang chứa một lượng chất axit oxalic dồi dào nên nếu nạp quá nhiều chất này và cơ thể không kịp đào thải ra bên ngoài sẽ tạo áp lực lên thận, cản trở chức năng thận. Lâu dần, hợp chất này sẽ tạo ra những viên sỏi thận nhỏ, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi chán ăn.

Rối loạn đường huyết

Có ba loại khoai lang phổ biến, gồm khoai lang trắng, khoai lang vàng và khoai lang tím, với chỉ số đường huyết thực phẩm dao động từ 44 – 96, trong đó khoai lang vàng đạt mức cao nhất.

Do vậy, dù sử dụng loại khoai nào thì cũng cần kiểm soát liều lượng thật hợp lý, không vì thấy ngon miệng mà ăn quá nhiều, nhằm hạn chế tình trạng rối loạn đường huyết xảy ra. 

Gây ra các vấn đề về tim

Khoai lang - loại thực phẩm chứa rất nhiều kali giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhưng nếu ăn quá nhiều khoai lang sẽ kéo theo việc dư thừa kali, từ đó làm tăng kali máu, nhiễm độc kali, tức ngực, đau tim.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Trong khoai lang chứa mannitol - một loại carbohydrate sẽ gây ra chứng khó chịu ở dạ dày nếu ăn quá nhiều. Do đó, nếu ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến cơ thể khó chịu, đau - chướng bụng, đầy hơi, thậm chí với người có hệ tiêu hoá kém còn dễ gây tiêu chảy. 

Ngộ độc Vitamin A

Khoai lang là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A tốt cho sức khoẻ, nhất là bảo vệ đôi mắt của bạn song nếu tiêu thụ quá mức cho phép lại dễ gây ra tình trạng ngộ độc vitamin A.

Biểu hiện của ngộ độc vitamin A là đau đầu, phát ban, lâu dài có thể gây ra tình trạng khô tóc, rụng tóc. Với người có chức năng gan kém, hấp thụ quá nhiều vitamin A còn gây tổn thương gan.  

Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Những sai lầm cần tránh khi ăn.

Những lưu ý khi ăn khoai lang

Không nên ăn vỏ khoai lang

Khoai loang vốn là loại củ sinh trưởng phía dưới lòng đất nên lớp vỏ bên ngoài rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì thế trước khi sử dụng, hãy ngâm rửa và loại bỏ đất cát bám trên vỏ, đồng thời hãy bóc vỏ kĩ càng rồi mới ăn. 

Ngoài ra cũng cần lưu ý không ăn những củ khoai có dấu hiệu mọc mầm, xuất hiện các đốm nâu hoặc đen để tránh nguy cơ ngộ độc. 

Không nên ăn khoai sống

Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...

Không nên ăn khoai lang vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ. Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. 

Hạn chế ăn vào buổi trưa

Nên hạn chế ăn khoai lang sau 12h trưa vì khoảng thời gian này quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ giảm đi nên khi nạp một hàm lượng đường từ khoai lang vào sẽ dễ tích tụ lại và gia tăng gánh nặng cho cơ thể.

Cắt giảm thực phẩm giàu tinh bột 

Nếu bổ sung khoai lang trong khẩu phần ăn, bạn cần cắt giảm bớt các nhóm thực phẩm giàu carbohydrate khác. Ví dụ nếu bạn đã ăn một củ khoai thì nên giảm lượng cơm trắng, chỉ ăn khoảng 1/2 - 1 chén, thay vào đó tập trung ăn thêm rau xanh. 

Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Những sai lầm cần tránh khi ăn.

Không nên ăn khoai lang khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói. 

Ngoài ra những người có hệ tiêu hóa không tốt, mắc bệnh thận, bệnh tiểu đường thì không nên ăn khoai lang.

N.Q (T/h)

Tin nổi bật