Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghị trường "nóng" chuyện chạy chức, chạy quyền và chạy công chức

(DS&PL) -

(ĐSPL) - "Hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ, hợp lệ, trí tuệ" là công thức về “cấp độ ưu tiên” trong hoạt động thi tuyển công chức được ĐBQH đưa ra đã gây "nóng" nghị trường Quốc

(ĐSPL) - "Hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ, hợp lệ, trí tuệ" là công thức về “cấp độ ưu tiên” trong hoạt động thi tuyển công chức được ĐBQH đưa ra đã gây "nóng" nghị trường Quốc hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa diễn ra. Phá vỡ được công thức trên, mới có hy vọng loại bỏ được hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy biên chế, việc làm đang gây nhức nhối dư luận...

Những vần "ê" nhức nhối

Điểm "nóng" của phiên đầu tiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII được Đại biểu Lê Nam (ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) đề cập về hiện tượng tham nhũng trong công chức. Đại biểu Lê Nam cho rằng, vấn đề tham nhũng cần phải suy nghĩ từ chuyện chạy chức, quyền, chạy biên chế, việc làm vẫn là thực trạng nhức nhối. Theo ông Nam, cần phải thực hiện thi công chức một cách quyết liệt, cả ở những vị trí cao nhất, kiên quyết loại trừ công thức sắp xếp cán bộ theo ngũ kế vần ê: "Hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ, hợp lệ, trí tuệ".

Để minh chứng rõ hơn, ông Nam đặt vấn đề: "Liên quan đến quan chức cao cấp, cần nhanh chóng công khai cho nhân dân biết. Như vụ nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bổ nhiệm hàng loạt vị trí trước khi về hưu hiện vẫn chưa có báo cáo. Chỉ cần một vụ như vậy, nhân dân sẽ không tin". ông Nam nói và cho hay, nếu chỉ công khai từ vai trở xuống, nhân dân sẽ không tin, vì thế vị trí càng cao, càng phải làm rõ.

Vấn đề Đại biểu Lê Nam đưa ra không phải mới, tuy nhiên, lần này, nó "nóng" bởi có liên quan trực tiếp đến phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Bộ trưởng bộ Nội vụ hiện đang phải đối diện với các câu hỏi khó về thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ; các giải pháp thực hiện đề án tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng cấp phó quá nhiều ở các cơ quan trung ương, nâng cao năng suất lao động, kết quả tổng kết, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xử lý các biểu hiện tiêu cực trong công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình tại phiên trả lời chất vấn.

Đặc biệt hơn, khi câu chuyện chạy chức, chạy quyền được ví như một "căn bệnh" đặc biệt lại đang gây "nóng" nghị trường hơn với những khúc mắc về khối tài sản kếch xù và việc bổ nhiệm cán bộ có "một không hai" trước khi nghỉ hưu của vị từng đứng đầu ngành thanh tra. Liệu đây có phải là vấn đề nhạy cảm hay khó nói như tại phiên chất vấn vị Bộ trưởng này hồi cuối năm ngoái? Khi đó, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình tại kỳ họp thứ 6 (Quốc hội khóa XIII), nhiều Đại biểu đã đặt câu hỏi liên quan đến nội dung chống tiêu cực trong đội ngũ làm công tác cán bộ, có hay không việc chạy chức, chạy quyền, song đã không được Bộ trưởng trả lời thấu đáo.

Còn nhớ, năm 2013, không ít người đã giật mình trước lời phát biểu của ông Trần Trọng Dực trong phiên họp HĐND TP.Hà Nội gây “sốt” dư luận: "Đầu mối chạy vào công chức các quận, huyện chính là trưởng phòng nội vụ của các quận, huyện. Số tiền chạy vào không dưới 100 triệu đồng một suất".

Vấn đề tham nhũng trong thi tuyển công chức lại càng khiến dư luận thêm phần quan ngại khi mới đây những sai phạm ở đợt thi công chức tại Cục Quản lý thị trường (QLTT- Bộ Công Thương) đã được đưa ra ánh sáng. Hàng loạt quan chức liên quan đến kỳ thi này phải "dính" án kỷ luật, nhưng dường như chẳng thấy ai nhắc đến trách nhiệm của người đứng đầu.

Sa thải cán bộ kém năng lực để bảo vệ lợi ích của dân

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) nói: "Công chức Nhà nước bây giờ nhiều ông toàn chơi không, phải kiểm tra lại một cơ quan cần bao nhiêu người, điều kiện sa thải viên chức Nhà nước phải mạnh mẽ hơn. Bây giờ, cứ tuyển vào rồi ngồi ì ra, không cách nào đuổi được. Thế thì làm sao?". Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng: "Cải cách hành chính đang diễn ra nhằm giảm nhiều thủ tục, nhưng giải quyết gì? Chỉ thấy rõ ràng bộ máy ngày càng phình ra, có nơi lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Sử dụng tiền thuế của dân như vậy quá lãng phí".

"Tôi đề nghị, chỉ một đến hai phó để ông trưởng vắt chân lên đầu mà làm, nhiều ông trưởng giao hết cho phó, có làm gì đâu. Đúng như các nghị quyết nói là có việc gì thì cứ giao phó", Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền hài hước. Đại biểu Thuyền đặt vấn đề là hiện chúng ta đang bảo vệ người dân hay bảo vệ cán bộ mà để bộ máy quá cồng kềnh. Nếu bảo vệ lợi ích người dân thì phải kiên quyết sa thải bớt cán bộ yếu kém năng lực.

Trước đó, tại nghị trường, trong phiên báo cáo trước Quốc hội về việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đã có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó 3 người bị xử lý hình sự, 5 người bị cách chức và 40 người bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức cảnh cáo, khiển trách. Đã chuyển đổi vị trí công tác đối với trên 27,4 nghìn cán bộ, công chức, viên chức.

Cũng theo báo cáo của Phó Thủ tướng, để đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức và người quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước; đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

"Chính phủ tinh giản biên chế, bảo đảm tuyển dụng mới không quá 50\% số công chức đã ra khỏi biên chế; 50\% số biên chế còn lại bổ sung cho lĩnh vực cần tăng. Sớm ban hành Nghị định về chính sách tinh giản biên chế", Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Năm giải pháp chống “lạm phát” cấp phó

Là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn, sáng qua (18/11), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình được yêu cầu làm rõ vấn đề nâng cao cải cách hành chính, chất lượng nền công vụ, lộ trình tăng lương...

Các giải pháp thực hiện đề án tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng cấp phó quá nhiều ở các cơ quan Trung ương... cũng được đặt ra với Bộ trưởng Bình.

Ở kỳ họp này, “lạm phát” cấp phó là một vấn đề nóng, cả khi thảo luận về ngân sách cũng như khi góp ý về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đó cũng là một trong những lý do để vấn đề này được chọn đưa vào chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Thái Bình.

Trước thực trạng lạm phát cấp phó kéo dài, đại biểu Bùi Thị An yêu cầu bộ Nội vụ giải trình nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Bộ trưởng Bình cho biết, quy định cấp phó trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được ghi rõ trong Nghị định 187 của Chính phủ, nay được thay bằng Nghị định 36. Quy định này không phải cứng mà cơ động, một số cơ quan ngang bộ có 4 Thứ trưởng, nếu tăng thêm thì cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Trước thực trạng “lạm phát” cấp phó kéo dài, Bộ trưởng bộ Nội vụ đưa ra 5 giải pháp đó là: Tiếp tục thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó trong các tổ chức của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện như quy định hiện hành; Thực hiện nguyên tắc phó thủ trưởng cơ quan cấp trên không kiêm thủ trưởng cơ quan cấp dưới; Kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm chỉ bổ nhiệm cấp phó khi còn chỉ tiêu về số lượng cấp phó trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; Các cơ quan, đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Xử lý trách nhiệm người có thẩm quyền bổ nhiệm cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó.

Việc chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ công chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ điểm lại việc đã tham mưu trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 07 (tháng 3/2014) về việc đẩy mạnh phòng chống tiêu cực trong quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng. Chương trình hành động để triển khai Chỉ thị 07 cũng được bộ Xây dựng ngay sau đó. Tuy nhiên, báo cáo của ông Bình chưa nêu thông tin nào về kết quả thực hiện chỉ thị này.

Qua kiểm tra, thanh tra, ông Bình cho biết, Bộ Nội vụ đã có các văn bản đôn đốc, nhắc nhở các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức, tránh việc sử dụng biên chế công chức vượt số lượng biên chế được giao hoặc việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn trong các cơ quan Nhà nước.

Chính phủ thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý

"Việc cải cách chế độ công vụ, công chức được tích cực triển khai. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo ở các bộ, ngành, địa phương; phấn đấu đến năm 2015 phê duyệt đề án vị trí việc làm của 70\% các cơ quan, đơn vị. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tiếp tục thực hiện việc thi tuyển, thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh. Thí điểm thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý".

(Trích báo cáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Quốc hội)

Tin nổi bật