Mì tôm gần như không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng thiết yếu nào cho thể. Ăn mì tôi mỗi ngày sẽ khiến bạn thiếu hụt vitamin, khoáng chất, protein và chất xơ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, khi ăn mì tôm, cơ thể bạn sẽ nạp vào một lượng lớn calo, chủ yếu từ carbohydrate tinh chế và chất béo không lành mạnh gây hại cho sức khỏe. Mì tôm cũng chứa chất chống oxy hóa BHT (Butylated hydroxytoluene) có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin A và E của cơ thể.
Mì tôm gây tăng huyết áp chủ yếu do hàm lượng natri cao. Ảnh minh họa.
Mì tôm gây tăng huyết áp chủ yếu do hàm lượng natri cao. Natri có tác dụng giữ nước trong cơ thể. Khi tiêu thụ nhiều natri, lượng nước trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến tăng áp lực lên thành mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp.
Ngoài ra, mì tôm thường chứa nhiều chất béo bão hòa và MSG (bột ngọt), những chất này cũng có thể góp phần làm tăng huyết áp. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ có thể gây tử vong.
Mì tôm, đặc biệt là các loại mì chiên dầu, chứa nhiều chất béo bão hòa. Khi cơ thể nạp quá nhiều các chất này, gan sẽ phải hoạt động hết công suất để xử lý, dẫn đến nguy cơ gan nhiễm mỡ, xơ gan.
Lượng natri cao trong mì tôm có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, gây ứ nước, tăng áp lực lên gan. Các chất phụ gia và chất bảo quản trong mì tôm cũng có thể gây hại cho gan, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài.
Mì tôm được làm từ bột mì tinh chế nên gần như không chất xơ. Việc thiếu hụt chất xơ do ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, trĩ.
Ngoài ra, do có hàm lượng natri cao, ăn mì tôm mỗi ngày có thể gây giữ nước trong cơ thể, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Hấp thụ nhiều natri qua mì tông cũng kích thích dạ dày tiết axit, làm tăng nguy cơ loét dạ dày, trào ngược axit.
Mì tôm chủ yếu cung cấp tinh bột và calo nhưng lại thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, E, kẽm, selen,... vì vậy ăn mì tôm mỗi ngày về lâu dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm. Ảnh minh họa.
Hệ miễn dịch cần nhiều vitamin và khoáng chất để hoạt động hiệu quả. Mì tôm chủ yếu cung cấp tinh bột và calo nhưng lại thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, E, kẽm, selen,... vì vậy ăn mì tôm mỗi ngày về lâu dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm.
Bên cạnh đó, mì tôm còn chứa hàm lượng TBHQ – một loại chất bảo quản thực phẩm cao gây hại cho hệ miễn dịch. Các nghiên cứu trước đó cho thấy TBHQ có thể làm giảm hiệu quả của vaccine cúm.
1. Thêm rau
Nhà dinh dưỡng Saloni Arora hướng dẫn, thêm rau tươi như bông cải xanh, cà rốt hoặc ớt để cung cấp thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất, có thể giúp mì ăn liền của bạn tốt cho sức khỏe hơn.
2. Bổ sung nhiều protein hơn
Ngoài rau, bạn cũng có thể thêm trứng luộc, thịt gà xé hoặc đậu phụ để tăng hàm lượng protein.
3. Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh, chẳng hạn như axit béo omega-3, giúp cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, D và E. Thêm chất béo lành mạnh, chẳng hạn như lát bơ hoặc một chút dầu mè, để tăng lượng chất dinh dưỡng và thúc đẩy cảm giác no.
4. Sử dụng ít gia vị hơn
Bạn nên tránh hoặc giảm bớt việc sử dụng các gói gia vị đi kèm với mì ăn liền vì chúng có thể chứa nhiều natri và bột ngọt. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc tươi như ngò hoặc rắc ớt để tăng thêm hương vị.
5. Kiểm soát khẩu phần ăn
Nhà dinh dưỡng Saloni Arora khuyên rằng, hãy cố gắng ăn một khẩu phần duy nhất và tránh dùng hết gói gia vị nếu nó có hàm lượng natri quá cao. Bạn cũng có thể chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt để tăng hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng, thông tin trên báo, theo Lao Động.