Vào ngày 9/11 vừa qua, một người mẹ ở Hồ Nam (Trung Quốc) đã đưa con đến siêu thị để mua sắm. Do cậu bé đang trong độ tuổi hiếu động, không chịu ngồi yên mà chạy nhảy khắp siêu thị, không may đã ngã khá mạnh. Cú ngã khiến cậu bé bất tỉnh tạm thời, sau đó được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả cho thấy trên người cậu bé có nhiều vết thương.
Hai ngày sau, người mẹ đưa con trai đi khám lại và được chẩn đoán là chấn động não, tụ máu dưới da đầu. Rõ ràng là con vị này vì nghịch ngợm nên mới xảy ra chuyện như vậy, nhưng không hiểu sao người mẹ này lại đùng đùng nổi giận với nhân viên siêu thị. Trong cơn tức giận, người mẹ này còn nằng nặc yêu cầu bồi thường cho những tổn thương của con mình. Khi yêu cầu không được chấp thuận, cô thậm chí còn giận dữ đập phá đồ đạc trong siêu thị và "bắt tội" vì không có nhân viên nào ra giúp đỡ con của cô khi cậu bé bị ngã.
Nhiều người suy đoán rằng, vì bận rộn, nhân viên siêu thị có thể không chú ý đến sự việc ngay lập tức. Bên cạnh đó, nếu cậu bé bị thương nặng, bất kỳ động tác di chuyển nào cũng có thể làm tình trạng xấu hơn. Vì vậy, việc nhân viên không can thiệp cũng có thể là để đảm bảo an toàn cho cậu bé.
Do cậu bé đang trong độ tuổi hiếu động, không chịu ngồi yên mà chạy nhảy khắp siêu thị, không may đã ngã khá mạnh.
Tuy nhiên, tranh cãi chủ yếu xoay quanh thái độ của người mẹ. Một số ý kiến cho rằng bà phản ứng thái quá, vì con bà ngã do bất cẩn chứ không phải lỗi của ai khác. Một số người dùng mạng cho rằng có lẽ người mẹ chỉ muốn siêu thị chi trả một phần chi phí y tế.
Ngày 10/11, vụ việc đã lọt top thịnh hành trên một nền tảng trực tuyến, thu hút 200 triệu lượt xem. Một nhân viên siêu thị giấu tên phủ nhận cáo buộc, cho biết họ đã kiểm tra tình trạng cậu bé và hỏi xem có cần đến bệnh viện không. Cậu bé tự đứng dậy và nói rằng mình ổn, nên họ để em rời đi.
Nhân viên khác cho biết siêu thị đang giải quyết tranh chấp. Dù không tiết lộ số tiền yêu cầu bồi thường, siêu thị cho hay đã đề nghị hỗ trợ nhưng người mẹ từ chối.
Luật sư Lin Xiaoming từ Công ty luật Sichuan Yishang cho rằng trách nhiệm pháp lý của siêu thị được xác định tùy vào việc sàn nhà có trơn trượt hay không, cũng như siêu thị có cảnh báo về sàn trơn hay không, hay mức độ nhân viên hỗ trợ khách hàng khi họ bị ngã hoặc bị thương.
Sau khi xem video, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đứng về phía siêu thị. Một người bình luận: “Nhân viên kiểm tra tình trạng là đủ; họ không nên can thiệp thêm vì có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.”
Người khác nhận xét: “Nếu siêu thị bồi thường sau khi bị đập phá, ai cũng có thể lợi dụng để đòi tiền.”
Năm 2022, một người phụ nữ ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) bị trượt chân trên tấm thảm trải trước cửa hàng trang sức và phải nằm viện nửa tháng vì gãy xương. Sau khi bị người phụ nữ kiện, cửa hàng trang sức phải chịu 80% trách nhiệm.