Nước dừa được ưa chuộng vào mùa hè. Uống nước dừa giúp bổ sung nước và điện giải. Chất điện giải rất quan trọng để duy trì tuần hoàn, sức khỏe tim mạch, cũng như ngăn ngừa mất nước. Duy trì mức điện giải cân bằng có thể giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng và giúp duy trì sự thư giãn của cơ bắp.
Ngoài ra, nước dừa có thể được sử dụng như một chất hỗ trợ bù nước qua đường uống để thay thế chất lỏng bị mất qua đường tiêu hóa ở những bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nôn ói nhiều,…
Loại nước dù ngọt nhưng lại giúp hạ đường huyết, mát gan tuy nhiên khi uống cần lưu ý những điều này.
Dù thơm ngon, bổ dưỡng như vậy, song nước dừa không phải thứ có thể dùng tùy tiện. Giới chuyên gia đánh giá rằng khi dùng nước dừa để giải độc, giảm cân trong mùa hè thì cần tránh những điều đại kỵ dưới đây:
Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao. Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.
Bạn không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có thể bị lạnh, dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức. Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể.
Người đang có thể trạng âm sẽ có dấu hiệu tiêu chảy, chậm chạp, chân tay lạnh, thích đồ ấm... vì vậy không phù hợp để uống nước dừa nếu không tình trạng cơ thể sẽ trầm trọng hơn.
Trong Đông y, nước dừa thuộc âm, có tác dụng làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Nếu người bệnh trĩ và huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp… thì cần tránh uống nước dừa vì tình trạng sức khỏe sẽ bị suy giảm.
Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Đừng uống nước dừa nếu bạn có lượng kali trong máu cao.
Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, kali sẽ được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ trong máu tăng quá cao. Nhưng nếu thận không hoạt động bình thường, chúng sẽ không thể đào thải hết kali dư thừa. Người có vấn đề về thận như bị suy thận, suy tuyến thượng thận cấp tính hoặc có lượng nước tiểu giảm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa.
Loại nước dù ngọt nhưng lại giúp hạ đường huyết, mát gan tuy nhiên khi uống cần lưu ý những điều này.
Các chuyên gia khuyên chỉ nên xem nước dừa như nước giải khát, không nên uống quá nhiều trong 1 thời gian dài. Nếu uống tới 2 quả dừa/ ngày sẽ chứa 140 Kcal năng lượng. Điều này sẽ gây béo phì, thừa cân và là gánh nặng cho thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên uống nước dừa đúng cách, khoa học và điều độ.
Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.
N.Q (T/h)