Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn gì?

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý tương đối phổ biến ở mẹ bầu và có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin ở phụ nữ có thai, thông thường xuất hiện từ tuần thai thứ 24. Theo các nghiên cứu y khoa, có khoảng 30% thai phụ bị tiểu đường trong khi mang thai. Hầu hết những mẹ bầu mắc bệnh này sẽ tự khỏi sau khi sinh con khoảng 2 - 3 tháng. 

 

Nguyên nhân của bệnh lý này chủ yếu do rối loạn hormone khi mang thai làm chu trình chuyển hóa đường của insulin bị rối loạn. Trong quá trình mang thai, để đủ năng lượng cung cấp cho thai nhi, cơ thể mẹ bầu sẽ tự động kháng insulin ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đến khoảng tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu năng lượng của bé tăng cao có thể làm tình trạng kháng insulin diễn ra quá mức. Đặc biệt, ở các mẹ có chế độ ăn uống sử dụng nhiều đồ ngọt, tình trạng này có thể còn trầm trọng hơn. Lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép gây bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Các chỉ số cho thấy mẹ mắc tiểu đường gồm:

Glucose trong máu ở lúc đói lớn hơn  92mg/dl

Đường trong máu cao hơn 180 mg/dl ở 1 giờ sau ăn

Glucose trong máu sau ăn 2 giờ ở mức trên 150 mg/dl.

Những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Dấu hiệu 1: Dễ khát nước

Cũng như những bệnh nhân bị tiểu đường khác, thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ cảm thấy khát nước, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân là do đường trong máu quá cao làm cho các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, giảm tình trạng dư thừa glucose quá mức. Thời gian dài tách nước làm các tế bào bị "khát", yêu cầu người bệnh phải uống nhiều nước hơn để bù vào lượng nước thiếu hụt. Tất nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời của cơ thể để hạn chế ảnh hưởng nhất có thể.

Ngoài tình trạng khát nước, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường còn cảm thấy buồn tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường. Chú ý quan sát, có thể thấy nước tiểu kéo kiến đến do hòa tan đường.

Dấu hiệu 2: Vết thương, vết bầm tím lâu lành

Người bị tiểu đường nói chung và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nói riêng có hệ thống miễn dịch suy giảm do các tế bào bạch cầu - tế bào có khả năng sản sinh kháng thể - bị suy giảm chức năng do đường huyết tăng cao.

Thêm vào đó, những người mắc bệnh liên quan đến rối loại chuyển hóa đường cũng gặp tình trạng giảm khả năng tuần hoàn máu. Bên cạnh việc lâu lành vết thương, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với chứng xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu 3: Thị lực giảm trong thời gian ngắn

Lượng đường trong máu tăng bất thường làm cho thủy tinh thể bị sưng. Lâu dần, bà bầu dễ cảm thấy mờ mắt, tầm nhìn hạn chế. Hầu hết tình trạng mờ mắt không xảy ra thường xuyên, nếu có thì cũng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, một vài mẹ bầu cho hay họ cảm thấy mờ mắt kéo dài cho tới khi sinh xong.

Mờ mắt kèm đau đầu dễ làm thai phụ nhầm lần với chững mệt mỏi do ốm nghén.

Dấu hiệu 4: Mệt mỏi kéo dài

Hầu hết những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ đều cho biết triệu chứng mệt mỏi là cơ bản nhất. Thời gian mang thai, mẹ thường cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này sẽ gia tăng đặc biệt ở những mẹ bi rối loạn insulin. Nguyên nhân là do các tế bào cơ không được cung cấp đủ đường, lại phải tách nước để hòa tan đường trong máu làm chúng bị thiếu năng lượng. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao mẹ thấy chân tay rã rời và dễ cảm thấy buồn ngủ.

Dấu hiệu 5: Vùng kín bị viêm nhiễm

Rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bị viêm nhiễm vùng kín kéo dài. Nhiều mẹ thắc mắc tại sao vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không quan hệ nhưng vẫn bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các vi khuẩn có lợi tại vùng kín bị suy yếu, là điều kiện để những vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh.

Mẹ bầu dễ thấy ngứa rát, cảm giác nóng ran tại vùng nhạy cảm, chưa kể dịch âm đạo có mùi bất thường.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Chế độ ăn kiêng đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khuyến khích việc ăn những thực phẩm không gây tăng đột biến đường huyết. Dưới đây là những thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bạn:

 

Rau không chứa tinh bột: Các loại rau lá xanh như rau cải bó xôi, cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, súp lơ trắng, ớt chuông, dưa chuột và bí xanh.

Rau củ có tinh bột (vừa phải): Khoai lang, ngô và đậu Hà Lan

Trái cây: Quả mọng, táo, lê, trái cây họ cam quýt, anh đào và kiwi

Protein nạc: Thịt gà, thịt bò nạc hoặc thịt lợn nạc, cá hồi, cá hồi, đậu phụ, đậu lăng và đậu gà

Các sản phẩm sữa và thay thế sữa: Sữa chua ít béo, sữa gầy và sữa hạnh nhân không đường

Ngũ cốc nguyên hạt (ở mức độ vừa phải): Diêm mạch, gạo lứt và mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt

Chất béo lành mạnh: Quả bơ, các loại hạt và dầu ô liu

Đồ ăn nhẹ (mức vừa phải): Sữa chua Hy Lạp, sốt đậu gà và phô mai ít béo

Đồ uống: Nước lọc và trà thảo dược

Thực phẩm cần tránh ở bệnh tiểu đường thai kỳ

Ngoài việc những thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần hạn chế hoặc tránh một số loại nhất định để đạt được hiệu quả:

 

- Carbohydrate đơn: Bánh mì trắng, cơm, mì ống thông thường, ngũ cốc tinh chế, soda và nước ép trái cây

- Trái cây: Dưa hấu, nho, xoài và dứa

- Đồ ăn nhẹ: Đồ ăn nhẹ có đường và kẹo, bánh

- Rau củ: Cà rốt và bí đỏ

- Thực phẩm chế biến: Gà rán, xúc xích, thịt xông khói và thịt chế biến

- Thực phẩm từ sữa có đường: Sữa chua có hương vị, kem và các loại sữa thay thế có đường.

T.D (T/h)

Tin nổi bật