Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lần đầu công bố Báo cáo Quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch: Ghi nhận mọi cuộc đời, không để ai bị bỏ lại phía sau

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Theo lãnh đạo Cục Thống kê, lần đầu tiên chúng ta có thể sử dụng dữ liệu hộ tịch hoàn chỉnh và cập nhật để thực hiện phân tích thống kê sinh, tử và kết hôn...

Ngày 25/4, Cục Thống kê, Bộ Tài chính phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Công cộng Toàn cầu tổ chức hội thảo công bố Báo cáo Quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021–2024.

Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Thống kê, Bộ Tài chính cho biết, lần đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu hộ tịch hoàn chỉnh và cập nhật để thực hiện phân tích thống kê sinh, tử và kết hôn trên phạm vi cả nước. Đây là một dấu mốc rất quan trọng.

Hội thảo công bố Báo cáo Quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021–2024.

Ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết, thống kê không chỉ là những con số, mà thực sự là “những con số biết nói”. Ẩn sau những con số đó là câu chuyện về cuộc sống và con người.

Việc tổ chức công bố báo cáo đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực chung của chúng ta nhằm đảm bảo rằng mọi cá nhân đều được ghi nhận và các sự kiện trong cuộc đời họ được thống kê chính xác và công nhận đầy đủ.

Lần đầu tiên, một báo cáo toàn diện về thống kê hộ tịch đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về tiến độ quốc gia trong công tác đăng ký hộ tịch: tỷ lệ đăng ký khai sinh đúng hạn (trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh) tăng từ 74,4% năm 2021 lên 84,9% năm 2024.

Tỷ lệ đăng ký khai tử đúng hạn (trong vòng 15 ngày kể từ ngày tử vong) tăng từ 66,4% năm 2021 lên 69,3% năm 2024.

Những kết quả này khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong việc ghi nhận danh tính pháp lý và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

“Thống kê không chỉ là những con số, đó thực sự là những con số biết nói. Thống kê phản ánh tình trạng sức khỏe, phúc lợi, cơ hội và hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi người. Khi được thu thập và phân tích đầy đủ, dữ liệu giúp chúng ta hiểu được chính sách nào đang phát huy hiệu quả, người dân đã được hưởng lợi từ dịch vụ công như thế nào, và ai đang có nguy cơ bị bỏ lại phía sau” Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho hay.

Theo ông Matt Jackson, dữ liệu chính xác và dễ tiếp cận là cơ sở cho việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng. Điều này cho phép Chính phủ và chính quyền địa phương phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, tiếp cận được những nhóm dễ bị tổn thương và thiết kế dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân.

Khi được thu thập chính xác, dữ liệu giúp chúng ta hiểu được chính sách nào đang phát huy hiệu quả...và chúng ta cần làm gì để xây dựng một hệ thống dữ liệu bao trùm hơn cho tất cả mọi người. UNFPA sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng mỗi người đều được ghi nhận và mọi cuộc sống đều quan trọng", ông Matt Jackson cho hay.

Ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại hiệu quả thiết thực

Theo Phó Cục trưởng Cục Thống kê, từ số liệu báo cáo, kết quả cũng cho thấy vẫn còn sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc và vùng miền trong công tác đăng ký hộ tịch.

Tuy vậy, các kết quả phân tích cũng đồng thời khẳng định rằng đầu tư của chính phủ vào chuyển đổi số trong hệ thống đăng ký hộ tịch đang mang lại hiệu quả. Trong thời gian tới, nâng cao tính kịp thời và độ chính xác của dữ liệu sẽ là yếu tố then chốt để mọi người đều được phản ánh trong hệ thống dữ liệu, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong thời gian tới, báo cáo khuyến nghị tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ cho hệ thống đăng ký hộ tịch điện tử quốc gia, tăng cường tập huấn cho cán bộ đăng ký cơ sở và đẩy mạnh tiếp cận tới các nhóm yếu thế. Việc tích hợp sâu hơn với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số, y tế và giáo dục cũng là điều cần thiết để phát huy tối đa lợi ích của dữ liệu hộ tịch.

“Khi Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và chuẩn bị cho những thay đổi dân số trong tương lai, hệ thống đăng ký hộ tịch và thống kê dân số sẽ tiếp tục đóng vai trò nền tảng cho một nền quản trị hiệu quả, đảm bảo quyền con người và phát triển toàn diện”, bà Ngọc nhận định.

Tin nổi bật