Bé 3 tuổi liên tục gãi tai nhưng người mẹ chủ quan mãi mới đưa con đi khám. Sau khi thăm khám, người mẹ "ngã ngửa" vì bất ngờ khi được bác sĩ thông báo trong tai của bé có cây hoa bồ công anh.
khi bé liên tục kêu đau mẹ mới đưa bé tới bệnh viện khám. Ảnh: Sohu |
Sự việc hy hữu xảy ra với một bé 3 tuổi sống tại Trung Quốc. Chị Cao mẹ của bé cho biết, vài ngày trước khi tắm cho con trai thì phát hiện bé liên tục cho tay lên gãi tai. Thế nhưng bà mẹ trẻ chủ quan cho rằng lúc tắm con nghịch ngợm nên nước chảy vào tai, không có gì nghiêm trọng.
Chỉ khi cậu bé liên tục kêu đau, chị Cao quan sát kỹ thì phát hiện bên trong tai của bé có vật lạ, không thể lấy ra ngoài. Lo sợ để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé chị đã đưa con tới khoa Tai mũi họng ở Bệnh viện thành phố khám.
Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện trong tai của em có gì đó giống như lông, xem kỹ họ thấy cây hoa bồ công anh. Lúc này chị Cao mới tá hỏa về mức độ nghiêm trọng và thắc mắc tại sao trong tai bé lại có vật thể lạ như vậy.
Sau khi khám bác sĩ phát hiện trong tai của em bé có cây hoa bồ công anh. Ảnh: Sohu |
Giải thích cho trường hợp này, bác sĩ cho biết rất có thể khi trẻ chơi ở bên ngoài, loại hạt này bay vào ống tai, bám chặt và mọc rễ lâu ngày khiến tai của bé bị viêm tấy. Nhưng quả thật đây là trường hợp hy hữu bởi trước đó họ chỉ gặp ca bệnh nhi nhét hạt đỗ, hạt lạc, hoặc côn trùng bay vào tai. Theo bác sĩ, môi trường ấm và ẩm ướt trong tai cung cấp đủ điều kiện để hạt giống nảy mầm, phát triển bình thường. Nếu không được phẫu thuật loại bỏ kịp thời, rễ cây sẽ ăn sâu vào màng nhĩ dẫn tới việc thính giác tổn thương, trẻ có nguy cơ bị điếc.
Trường hợp trên là bài học quý báu cho các bậc phụ huynh không được xem nhẹ biểu hiện bất thường về sức khỏe trẻ nhỏ, bởi khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển toàn diện và linh hoạt nên khó có thể diễn đạt tình trạng sức khỏe, mong muốn của mình với cha mẹ. Vì vậy, người lớn nên chú ý tới biểu hiện hàng ngày của bé xem có dấu hiệu bất thường không tránh những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe.
Khi tắm hoặc bơi lội nước có thể dễ dàng chảy vào trong tai của bé, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ nghiêng đầu sang một bên, lắc nhẹ đầu để nước chảy ra ngoài. Nếu bé còn nhỏ, mẹ có thể giữ con theo tư thế nghiêng hoặc dùng tăm bông thấm nhẹ.
Nếu gặp tình huống trẻ bị côn trùng bò vào tai, cha mẹ có thể dùng một đèn pin nhỏ chiếu vào lỗ tai của bé để côn trùng theo đường ánh sáng bò ra ngoài. Nếu không được mẹ hãy cho bé nghiêng đầu về bên lỗ tai có côn trùng, lắc nhẹ để côn trùng chui ra ngoài.
Lấy nước ấm, nước muối sinh lý hoặc oxy già nhỏ vào tai cho côn trùng chui ra hoặc chết ngộp rồi đến cơ sở y tế. Tuyệt đối không được lấy tay đập vào lỗ tai, hoặc cùng tăm bông ngoáy tai sẽ rất có hại.
Loại hạt nhỏ như hạt lạc, đậu...nếu rơi vào tai của trẻ mẹ hãy hướng dẫn bé nghiềng đầu nhảy lò cò để chúng lăn ra ngoài. Nếu không hiệu quả mẹ lập tức đưa bé tới cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ có nguy cơ gặp chấn thương về tai nếu ngịch ngợm những vật dụng nhỏ như bông ngoáy tai, tăm…Cha mẹ cần nói cho bé hiểu những tác hại nguy hiểm có thể xảy ra nếu bị chọc vào mắt, tai. Tốt nhất nên để những vật dụng này xa tầm tay của trẻ để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.