Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hạt được ví như “vàng đen”, cứ ra chợ là thấy nhưng "đại kỵ" với người bệnh thận

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Tuy loại hạt này rất tốt cho sức khoẻ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hỗ trợ giảm cân nhưng không phải ai cũng có thể ăn gạo lứt thường xuyên.

Gạo lứt được xem là loại thực phẩm đại diện cho chế độ ăn uống lành mạnh. So với gạo trắng, gạo lứt ít được chế biến hơn và chỉ loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, vẫn còn giữ lại lớp cám và mầm rất giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, magie, sắt, thiamine và kẽm.

Dựa vào màu sắc, gạo lứt có 3 loại chính gồm gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ, gạo lứt đen.

Gạo lứt trắng là loại phổ biến nhất, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau nhờ giàu chất dinh dưỡng. 

Gạo lứt đỏ: Thường có màu đỏ giàu vitamin B1, vitamin A, chất xơ, lipid phù hợp với với những người có nhu cầu cao về chất dinh dưỡng như người ăn chay, người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường,… Gạo lứt đỏ không phải là gạo huyết rồng, vì lượng đường huyết trong gạo huyết rồng khá cao, không phù hợp cho người bị tiểu đường.

Gạo lứt đen: Loại gạo có màu đen thường được gọi là gạo lứt than tím. Loại gạo này giàu chất xơ, chất chống ôxy hóa, ít đường và nhiều dưỡng chất khác.

Theo các chuyên gia, tuy gạo lứt rất tốt cho sức khoẻ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cường sức khoẻ của xương và hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả, nhưng không phải ai cũng có thể ăn gạo lứt thường xuyên.

Gạo lứt được xem là loại thực phẩm đại diện cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Dưới đây là những người không nên ăn gạo lứt.

Người mắc bệnh thận

Người mắc bệnh thận cũng là nhóm đối tượng không nên sử dụng gạo lứt. Bởi loại gạo này chứa phốt pho và việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa phốt pho có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho người có vấn đề về thận.

Người tiêu hoá kém

Gạo lứt cứng và chiều chất xơ hơn gạo trắng nên khó tiêu hoá. Người tiêu hoá kém nếu ăn nhiều gạo lứt sẽ khiến dạ dày phải làm việc vất vả, dễ gây giãn tĩnh mạch và xuất huyết dạ dày. Vì vậy, người tiêu hoá kém hay mắc bệnh về tiêu hoá chỉ nên ăn gạo trắng.

Người thiếu hụt canxi, sắt

Những người thiếu hụt canxi, sắt tuyệt đối không nên ăn nhiều gạo lứt. Thực phẩm này chứa axit phytic, khi kết hợp với các chất khoáng sẽ kết tủa, làm cản trở quá trình hấp thụ của cơ thể.

Người có khả năng miễn dịch kém

Những người nào không nên ăn gạo lứt? Câu trả lời là những đối tượng có khả năng miễn dịch kém. Việc ăn nhiều gạo lứt có thể làm giảm hấp thụ chất béo và protein, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch. Với người có hệ miễn dịch yếu, nên hạn chế gạo lứt và lựa chọn thực phẩm giàu dưỡng chất khác.

Người hoạt động thể lực nặng

Gạo lứt là thực phẩm thô, thiếu chất đạm, chất béo và cung cấp ít năng lượng nên không phù hợp với người thường xuyên hoạt động thể lực nặng. Theo chuyên gia, những người hay tập luyện thể lực mạnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều đạm để bổ sung năng lượng.

Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cao cùng sự hoạt động mạnh của các hormone. Chỉ ăn gạo lứt không thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết và lượng chất xơ nhiều có thể cản trở hấp thu dinh dưỡng, gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Người cao tuổi và trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ với chức năng tiêu hoá chưa hoàn thiện và người cao tuổi chức năng tiêu hoá suy yếu ăn gạo lứt chứa nhiều chất xơ sẽ gây khó tiêu, tạo gánh nặng lớn cho dạ dày.

Gạo lứt là thực phẩm thô, thiếu chất đạm, chất béo và cung cấp ít năng lượng nên không phù hợp với người thường xuyên hoạt động thể lực nặng.

Những điều cấm kỵ khi ăn gạo lứt

Tuy nhiên, giống như bất cứ loại thực phẩm nào khác, gạo lứt chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng cách. Bạn cần tránh những sai lầm khi sử dụng gạo lứt dưới đây để tránh phản tác dụng.

Gạo lứt không thể thay thế hoàn toàn gạo trắng

Nhiều người cho rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng nhưng đây là một trong những quan điểm sai lầm. So với gạo trắng, gạo lứt chỉ có hàm lượng chất xơ và vitamin nhóm B cao hơn, nhưng để đạt được hàm lượng chất xơ mong muốn bạn phải ăn nhiều, điều này có thể gây nên chứng khó tiêu nếu gạo lứt không được nhai hay nấu kỹ.

Để gạo lứt hay cơm gạo lứt quá lâu

Lớp dầu tự nhiên trong gạo lứt có thể bị hỏng nếu lưu trữ quá lâu. Tương tự, cơm nấu từ gạo lứt cũng không nên để quá lâu hay hâm đi hâm lại nhiều lần. Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Không nên để gạo lứt quá 6 tháng mà không được bảo quản hút chân không.

Ăn gạo lứt quá nhiều

Gạo lứt có chứa Phytic acid và nhiều chất xơ, ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu và giảm hấp thu vi chất dinh dưỡng. Gạo lứt cũng chứa một lượng nhỏ asen, nếu thu nạp quá nhiều có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, để tránh gặp phải những tác hại của gạo lứt chúng ta không nên ăn quá nhiều loại gạo này.

Nấu và ăn gạo lứt sai cách

Bên ngoài hạt gạo lứt có lớp áo hạt dai, không dễ nấu nên bạn cần ngâm 30 phút đến vài giờ hoặc thậm chí là ngâm qua đêm trước khi nấu. Do nó lâu chín và hút nhiều nước hơn gạo trắng, nên khi nấu bận cần thêm nhiều nước và nấu lâu hơn.

Đừng ăn gạo lứt nấu chưa kỹ, bởi vì không những phần lớn chất dinh dưỡng không thể hòa tan được mà còn dễ gây viêm dạ dày ruột cấp tính sau khi ăn quá nhiều. Khi ăn gạo lứt, bạn cũng cần nhai chậm và nhai kỹ hơn rất nhiều so với gạo trắng thông thường.

Tin nổi bật