(ĐSPL) - Bức tâm thư dài 8.000 từ của nhóm đối thoại giáo dục gồm 12 nhà khoa học, đứng đầu là GS Ngô Bảo Châu đề cập đến điểm nghẽn của giáo dục đó là vấn đề tự chủ tài chính.
[mecloud]z0QsTJY4KS[/mecloud]
Kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu trong 3 năm, tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính.
Giữ mức học phí thấp để người nghèo có thể tiếp cận cánh cổng vào Đại học, theo kiến nghị này là một chủ trương sai lầm, thay vì tạo ra công bằng thì chính điều này đang kìm hãm sự phát triển của hệ thống Đại học trong nước.
GS Ngô Bảo Châu là người đứng đầu nhóm đối thoại gồm 12 người gửi kiến nghị tới Bộ Giáo dục. |
Các nhà khoa học đã chỉ ra 3 vấn đề lớn tài chính giáo dục Đại học Việt Nam đang phải đối mặt là thiếu kinh phí, bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận và thiếu tự chủ. Dẫn chứng là mức đầu tư của Nhà nước cho các trường công còn rất thấp, theo số liệu của WB năm 2010, tỉ lệ đầu tư công cho giáo dục Đại học chỉ 0,9\% GDP. Trong đó, trung bình ở các nước OECD là là 1\% GDP (cộng với 0,5\% từ khu vực tư nhân thành 1,5\%). Ở châu Âu là 1,3\% GDP, Mỹ thì đang chi 2\% GDP cho Đại học.
Đầu tư thấp dẫn đến hệ quả chất lượng đào tạo suy giảm, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu và xuống cấp, bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học giữa người giàu và người nghèo…
3 khuyến nghị mà nhóm Đối thoại giáo dục đưa ra đó là: Tăng đầu tư toàn xã hội vào hệ thống Đại học, bao gồm từ ngân sách lẫn đóng góp của xã hội; Tự chủ tài chính cho các Đại học; Thay đổi cách phân bổ ngân sách cho từng trường và chia thành ba kênh (Hỗ trợ trực tiếp cho từng trường; Hỗ trợ thông qua học bổng và tín dụng sinh viên; Hỗ trợ thông qua tài trợ nghiên cứu khoa học).
Trước câu hỏi "Giữ mức học phí thấp để người nghèo có thể tiếp cận cánh cổng vào Đại học, đây được cho là một chủ trương sai lầm, vậy làm thế nào để có thể tăng học phí mà vẫn giảm được bất bình đẳng trong việc giáo dục đại học?"
Giáo sư Vũ Hà Văn, giáo sư Toán, thuộc trường ĐH Yale Hoa Kỳ, thành viên nhóm Đối thoại giáo dục đưa ra ý kiến: "Trước hết, việc học phí hiện nay có mức trần là từ 6 đến 8 triệu, bản thân nó cũng là một gánh nặng đối với những học sinh nghèo, nhưng nhìn kỹ hơn thì đó chỉ là một phần gánh nặng vì học sinh nghèo ngoài mức học phí ra họ còn phải trả những sinh hoạt hàng ngày. Để chịu được gánh nặng đó, ban đầu đẻ đảm bảo được việc học hành họ phải có một nghị lực phi thường.
Vế thứ hai là về tài chính trong các trường ĐH của Việt Nam rất bi đát, các trường không có đủ tiền để giúp đỡ những học sinh này. Quan trọng hơn, vì nguồn tài chính eo hẹp nên chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống. Việc tăng học phí chỉ là một phần trong việc tăng thu nhập cho các trường đại học, dẫn đến ổn định tài chính cho các trường để họ có thể tự chủ về mặt tài chính. Khi các trường đã có nên tài chính vững mạnh thì họ có thể dùng tiền đó để trao học bổng toàn phần cho những học sinh nghèo có năng lực. Vì vậy, nó sẽ không gây ra bất bình đẳng mà còn giúp xóa bỏ sự bất bình đẳng đang có".
Sau khi bản kiến nghị đã được gửi đi, nhóm đối thoại mong "sẽ nhận được sự quan tâm của những người có trách nhiệm với giáo dục và đâò tạo và của xã hội bởi vì sự đóng góp cho giáo dục phải đến từ nhà nước và một phần lớn từ xã hội", GS Vũ Hà Văn chia sẻ.
Với tinh thần khoa học, độc lập và thiện chí các tri thức Việt kiều đang muốn gắn kết, huy động và sử dụng trí tuệ của hàng ngàn tri thức Việt Nam đang sinh sống, học tập và nghiên cứu trên thế giới để phục vụ cho sự phát triển đất nước mà cái cách giáo dục là lựa chọn đầu tiên.
Lê VY (Tổng hợp)