Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gói viện trợ quân sự mới trị giá 275 triệu USD của Mỹ cho Ukraine có gì?

  • Đinh Kim (Theo AA, ABC News)
(DS&PL) -

Việc Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine diễn ra trong bối cảnh lo ngại về sự leo thang trong cuộc xung đột ngày càng tăng.

Ngày 20/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố gói viện trợ quân sự trị giá 275 triệu USD cho Ukraine. Đây là nỗ lực mới nhất nhằm đẩy nhanh khoản viện trợ quân sự còn lại trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2025.

Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, gói viện trợ mới bao gồm đạn dược cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 155mm và 105mm, tên lửa đất đối không Javelin, vũ khí hạng nhẹ và đạn dược cùng nhiều trang thiết bị khác.

Ngoài ra, gói viện trợ lần đầu tiên cung cấp các loại mìn chống bộ binh “không bền”, tức là chúng có thể tự hủy hoặc mất điện tích pin khiến chúng không thể phát nổ.

Gói viện trợ quân sự mới sẽ có tên lửa đất đối không Javelin. Ảnh minh họa: Reuters

Gói viện trợ sẽ được cung cấp thông qua Quyền rút vốn của Tổng thống (PDA), cho phép Lầu Năm Góc nhanh chóng rút nguồn cung từ kho dự trữ của quân đội Mỹ và chuyển đến tiền tuyến ở Ukraine, theo thông tin trên ABC News.

Đông thái nói trên diễn ra trong bối cảnh lo ngại về sự leo thang trong cuộc xung đột ngày càng tăng, khi cả hai bên đều nỗ lực giành bất kỳ lợi thế nào mà họ có thể khai thác nếu ông Trump thực hiện biện pháp nhằm sớm chấm dứt xung đột, như ông cam kết trước đó.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để thành công trên chiến trường và giành chiến thắng trong cuộc xung đột”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố.

Trong tuần này, xuất hiện thông tin Mỹ đã “bật đèn xanh” cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga. Cùng lúc đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi của nước này có tên "Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân".

Các quan chức Mỹ cho rằng sự thay đổi trong học thuyết hạt nhân của Nga đã được sự báo trước. Trong khi đó, Nga cảnh báo việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS trong lãnh thổ nước này hôm 19/11 có thể dẫn đến sự đáp trả mạnh mẽ.

Cùng ngày, khi được hỏi liệu một cuộc tấn công của Ukraine bằng tên lửa tầm xa của Mỹ có khả năng dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã trả lời là có. Tuy nhiên, theo một quan chức Mỹ, Washington không thấy dấu hiệu nào cho thấy Moscow đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Lo ngại về sự leo thang trong cuộc xung đột ngày càng tăng. Ảnh minh họa: Reuters

Với việc ông Trump sắp trở lại Nhà Trắng, chính quyền Tổng thống Biden phải hành động gấp rút nhằm đảm bảo rằng tất cả các khoản tài trợ được quốc hội phê duyệt cho Ukraine đều được chuyển đến nơi và Kiev sẽ ở vị thế vững chắc khi bước vào mùa Đông.

Chính quyền Tổng thống Biden phải nhanh chóng chuyển giao số vũ khí trị giá 7,1 tỷ USD từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc cho Ukraine trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức.  Số tiền này bao gồm khoản hỗ trợ 4,3 tỷ USD trong đạo luật viện trợ nước ngoài mà quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu năm nay và 2,8 tỷ USD chưa giải ngân của Lầu Năm Góc.

Khi được hỏi liệu có thể hoàn thành việc đó trước ngày 20/1 hay không, người phát ngôn Lầu Năm Góc – bà Sabrina Singh cho biết các quan chức đang nỗ lực để Ukraine có được những gì họ cần.

Tin nổi bật