Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dừng ngay việc ăn thịt vịt nếu bạn mắc một trong những bệnh này

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Thịt vịt là món ngon dân dã của người Việt. Loại thực phẩm này dù đem luộc, đem nướng hay nấu lẩu đều mang lại những vị ngon tuyệt vời không thể lẫn với bất cứ món nào. Tuy nhiên không phải ai ăn thịt vịt cũng tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của ăn thịt vịt

Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic... cũng rất cao. Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…

Đặc biệt, thịt vịt có công dụng đẩy lùi chứng yếu sinh lý, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ. Với những nam giới đang gặp phải tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền” thì không nên bỏ qua loại thực phẩm thông dụng mà có tác dụng chữa bệnh hiệu quả này.

Thịt vịt có thể được sử dụng trong một số bài thuốc sau đây:

- Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể: Một con vịt, đại táo, liên nhục, bạch quả, cả 3 vị thuốc đều lấy 49 quả, nhân sâm 3g. Vịt làm sạch, đại táo tách bỏ hạt, liên nhục ngâm bóc bỏ vỏ và tâm sen, bạch quả bỏ vỏ và ruột, nhân sâm thái lát nhỏ vụn. Dùng rượu, tương và dầu quét đều ngoài da và trong bụng vịt, sau đó cho cả 4 vị thuốc vào bụng vịt, khâu lại, hầm chín rồi ăn.

- Đau đầu, chóng mặt buôn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít: Một con vịt, 200g đậu đỏ, thảo quả 10g, hành sống. Vịt làm sạch, đậu đỏ xay ngâm mềm đãi sạch cùng thảo quả xay nhuyễn, trộn đều rồi cho vào bụng vịt, khâu lại, cho nước đun ninh nhừ, thêm hành, không cho muối rồi ăn sẽ phát huy công dụng chữa bệnh rất tốt.

- Thiếu máu: Thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày 3 lần, duy trì liền một tuần.

5 nhóm người dưới đây không nên ăn thịt vịt

Người bị bệnh gút

Thịt vịt có chứa lượng purin cao, vì thế những người mắc bệnh gút cần tránh ăn loại thịt này để không làm tăng axit uric trong cơ thể.

Người có hệ tiêu hóa kém

Thịt vịt có tính hàn, có thể khiến những người có hệ tiêu hóa kém bị lạnh bụng, gây tiêu chảy...

Người bị ho

Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.

Người mới phẫu thuật

Những người mới phẫu thuật cần kiêng đồ tanh vì sẽ làm vết thương lâu lành, trong khi đó thịt vịt lại có vị tanh.

Người đang bị cảm

Người mắc bệnh cảm thường có thể trạng yếu, còn mệt mỏi. Trong khi đó, thịt vịt có tính hàn, gây hạ nhiệt, có thể khiến những bệnh nhân cảm lạnh bị lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu trong người… Bệnh chưa kịp khỏi đã nặng thêm. 

Lưu ý khi ăn thịt vịt

- Theo đông y do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng.

- Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.

- Khi ăn thịt vịt bạn nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ngực, không nên ăn da và những phần nhiều mỡ, điều này sẽ giúp bạn giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.

- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật