Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đòi ăn hối lộ giữa công đường: "Nghĩ mà xấu hổ cho ngành tòa án!"

(DS&PL) -

(ĐSPL) – “Khi nhắc đến việc này tôi thấy rất buồn, nghĩ mà xấu hổ cho ngành tòa án khi có các cán bộ mắc phải sai lầm như vậy”, ông Nguyễn Tiến Đạo, nguyên cán bộ Phòng Giám đốc thẩm, TAND TP Hà Nội thốt lên.

(ĐSPL)“Khi nhắc đến việc này, đầu tiên tôi thấy rất buồn, nghĩ mà xấu hổ cho ngành tòa án đã có các cán bộ mắc phải sai lầm như vậy”.

Ông Nguyễn Tiến Đạo, nguyên cán bộ Phòng Giám đốc thẩm, TAND TP Hà Nội đã thốt lên như vậy, khi đề cập câu chuyện Chánh án, Thẩm phán và thư ký Toà án Nhân dân huyện Triệu Sơn (Thanh Hoá) “hùa nhau" làm tiền bị can.

Toàn bộ cảnh “làm tiền” như trong phim được ghi âm lại đầy đủ; cán bộ Viện Kiểm sát huyện này cũng hùa theo, vi phạm nghiêm trọng quy định của ngành và pháp luật.

Có người ví vụ “làm tiền” của một số cán bộ toà án huyện Triệu Sơn (Thanh Hoá) đã diễn ra như trong phim “Chạy án”.

Đón nhận thông tin chánh án, thẩm phán và thư ký Toà án Nhân dân huyện Triệu Sơn (Thanh Hoá) “hùa nhau" làm tiền bị can, ông có suy nghĩ gì?

Ông Nguyễn Tiến Đạo, nguyên Thẩm tra viên chính, Phòng Giám Đốc thẩm Tòa án Nhân dân TP Hà Nội.

Khi nhắc đến việc này, đầu tiên tôi thấy rất buồn, nghĩ mà xấu hổ cho ngành đã có những cán bộ mắc phải sai lầm như vậy. Qua thông tin trên báo chí tôi thấy sự việc đã quá rõ ràng, cần xử lý nghiêm các cán bộ sai phạm để làm gương cho những người khác.

Khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học thì bất cứ ngành nào cũng được giáo dục về đạo đức. Ở đây phải nhấn mạnh không chỉ làm thẩm phán mới được quan tâm đào tạo, giáo dục về đạo đức mà ngành nào cũng được giáo dục về đạo đức.

Đối với thẩm phán thì càng cần phải đề cao đạo đức, nhiều tình huống tính mạng của người khác được đặt trong tay của thẩm phán. Do vậy quyết định của thẩm phán là rất quan trọng, ảnh thưởng đến cả cuộc đời mỗi con người khi qua các bản án. Chính vì vậy mỗi một phán quyết của thẩm phán cần phải cân nhắc, có tâm sáng, lòng trong, thượng tôn công lý…

Theo ông, liệu câu chuyện diễn ra tại Tòa án Nhân dân huyện Triệu Sơn có phải là vụ duy nhất không, bởi nó chỉ bị phanh phui khi nhân chứng có được toàn bộ ghi âm, bằng chứng?

Tôi khẳng định đây không phải là vụ án duy nhất trong ngành tòa án nước ta. Thực tế là đã có những vụ án xảy ra tương tự nhưng không hiểu sao các cán bộ ngành tòa án lại không rút kinh nghiệm, không làm việc một cách công tâm, đàng hoàng mà để sự việc đáng tiếc xảy ra như vậy.

Tôi cho rằng việc nhận quà là hoàn toàn chính đáng nếu khi đã xét xử khách quan, công tâm, mang lại sự trong sáng cho một ai đó rồi họ cảm ơn thì hoàn toàn khác. Đó chính là tình cảm, sự tự giác của người cho và người nhận thì không ai có thể bắt bẻ được. Làm gì có ai “mặt mo” đi tố cáo người khách quan giúp mình thoát tội?

Qua sự việc ở Tòa án Nhân dân huyện Triệu Sơn có thể thấy rằng việc cán bộ ở đây đã làm trái nguyên tắc, nhận tiền và hù dọa người khác như vậy ảnh hưởng rất xấu đến ngành tòa án, đến cán cân công lý.

Không chỉ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhiều ý kiến cho rằng vụ việc trên đã ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân vào cơ quan công quyền, vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Quan điểm của ông thế nào?

Cách mà ông Lê Sỹ Thuần, thư ký TAND Triệu Sơn “kết luận” với ông Nguyễn Bá Quý: “Anh vứt xuống tỉnh 20 cái, lo đây 10 cái, tổng bên đây 30 cái, được lòng trước khỏi mất lòng sau, chính xác 100\%. Còn nếu anh không tin tôi thì anh cứ đi hỏi nơi khác, nhưng khi anh quay lại phải nâng lên một ít nữa, tính tôi rất thật...” như báo chí đã nêu thì quả thật là rất làm mất uy tín của cán bộ tòa án cấp trên, nhất là Tòa án tỉnh Thanh Hóa. Nếu nói vậy mà không phải sự thật thì vô tình đã đổ tiếng xấu cho cán bộ Tòa án tỉnh Thanh Hóa.

Khi chưa xử nhưng ông Lê Sỹ Thuần đã dọa ông Nguyễn Bá Quý như báo chí đưa là ông Thuận nói: “Tội cưỡng đoạt khoản 2 đ... ai cứu được”. Hay việc gợi ý ông Nguyễn Bá Quý không thuê luật sư bào chữa cũng là vi phạm pháp luật rồi. Tòa đã xử đâu mà anh dám bảo họ là tội cưỡng đoạt, chẳng qua anh nói như vậy là để cho ông Quý sợ. Việc ngã giá cũng vậy không thể chấp nhận được. Làm ngành tòa án không phải là các cán bộ ở đây không hiểu biết nên làm vậy, mà là họ đang cố tình làm với dấu hiệu phạm pháp.

Chính vì vậy tôi đề nghị pháp luật cần phải xử nghiêm những cán bộ sai phạm này.

Để hạn chế những vụ việc tương tự vậy đâu là giải pháp, thưa ông?

Việc đầu tiên phải cần bồi dưỡng đạo đức cho cán bộ, thẩm phán một cách thường xuyên, liên tục. Đạo đức của người thẩm phán rất quan trọng trong từng vụ án cũng như cuộc đời làm nghề của họ. Đồng thời giáo dục nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho thẩm phán.

Hiện nay xã hội ta còn nhiều án oan, sai dẫn đến thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, vật chất cho cá nhân, nhà nước mà chưa khắc phục được.

Cần phải tăng thu nhập cho cán bộ ngành tòa án. Trước kia ngoài lương có thêm mấy chục ngàn tiền “dưỡng liêm” (thêm khoản tiền để động viên cán bộ liêm khiết) cho cán bộ tòa án, số tiền “dưỡng liêm” tùy theo các cấp thì tiền đó chỉ bằng ¼ lương nó không đáng là bao nhiêu cả nên rất khó có thể giúp họ vượt qua cám dỗ.

Nếu lương của cán bộ cao lên giúp họ đủ nuôi sống cả gia đình thì họ không bao giờ dám làm sai, dám nhận tiền. Công việc của thẩm phán rất nhạy cảm, ví dụ nhiều vụ án đang ở mức hưởng án treo đến án tù. Ở đây ranh giới rất mong manh, người cán bộ tòa án có thể xem xét các tình tiết để xử lý, đưa ra hình phạt cuối cùng, nếu thẩm phán không công tâm có thể nhận tiền để xử theo ý của mình hay ý của người đi chạy án.

Khi đó sẽ có nhiều tình huống xảy ra như người dân nghĩ sai về ngành tòa án, nghĩ sai về cán bộ và điều quan trọng nhất là người thẩm phán làm sai, không đánh giá đúng bản chất của vụ án, sự việc dẫn đến án oan, sai gây mất lòng tin trong nhân dân.

Xin cảm ơn ông!

Tin nổi bật