Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm tên một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Là loại cây mọc hoang, cúc tần được sử dụng trong không ít bài thuốc dân gian chữa bệnh.

Cây cúc tần còn được biết đến với các tên gọi khác như từ bi, đại bi, đại ngải, hoa mai não, băng phiến ngải, lức ấn hay cây co mát (người Thái), cây phặc phà (người Tày). Đây là loại cây mọc hoang, với chiều cao từ 1-2m, toàn thân có lông tơ, cành nhỏ và có lông. Lá cây cúc tần gần như không có cuống và mọc so le nhau, phần mép lá có hình khé răng màu lục xám.

Hoa của loài cây này mọc thành từng cụm ở đầu ngọn và hình đầu có màu tím, trong khi quả nhỏ và có cạnh. Cây cúc tần rất giàu tinh dầu, đồng thời chứa các thành phần hóa học như lipit, canxi, xenlulozo, protit, vitamin C, caroten và sắt.

Theo Đông y, cây cúc tần có tính mát và vị đắng, có thể sử dụng để chữa cảm mạo, sốt; tăng cường hệ tiêu hóa; ngoài ra còn điều trị thấp khớp, gai cột sống và đau nhức xương khớp. Loài cây này cũng có tác dụng lợi tiểu giúp cải thiện chứng bí tiểu; giúp giảm căng thẳng…

Cây cúc tần được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian. Ảnh minh họa: VTC News

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần:

- Chữa nhức đầu, cảm sốt: Dùng lá cúc tần, lá sả và lá chanh theo tỷ lệ 2:1:1. Bệnh nhân nên sử dụng mỗi vị khoảng 8-10g, sắc thuốc và uống khi còn nóng. Ngoài ra, dùng phần bã nấu với lượng nước nhất định, rồi dùng xông hơi.

- Chữa đau mỏi lưng: Hái một nắm lá cúc tần có cả cành non, rửa sạch và giã nát. Tiếp đó, trộn thêm với một ít rượu trắng, sao nóng, rồi đắp lên vùng đau.

- Chữa bầm dập, chấn thương: Sử dụng lá cúc tần tươi, giã nát và đắp lên vùng bị thương hoặc bầm nhằm giúp vết thương mau lành hơn.

- Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp: Lấy 15-20g rễ cây cúc tần, rửa sạch và sắc nước uống. Bệnh nhân có thể phối trộn cúc tần với rễ cây bưởi bung, rễ trinh nữ mỗi vị 20g và cam thảo dây, đinh lăng mỗi vị 10g. Sắc thuốc, uống liên tục trong 5-7 ngày.

- Chữa viêm khí quản: Chuẩn bị 20g cúc tần già, rửa sạch và băm nhỏ. Gạo lấy 2 nắm vo sạch, 3g gừng đã được thái nhỏ cùng 50g thịt lợn nạc đã băm nhuyễn.

Đem tất cả các nguyên liệu nêu trên đi nấu cháo cho chín nhừ. Khi cháo chín, bệnh nhân nên ăn nóng vào lúc đói. Mỗi ngày ăn 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

- Điều trị hen suyễn: Mang 1 bó rau cúc tần cùng 1 bó rau muống đem dựng vào chỗ mát. Sau đó, nhặt lấy phần ngọn, cả lá non và lá già đem rửa sạch, rồi ngâm với nước muối pha loãng. Cuối cùng, giã nát, rồi lọc lấy nước cốt. Uống nước này liên tục trong vòng 100 ngày.

- Giảm căng thẳng thần kinh: Chuẩn bị 50g cúc tần, 50g hoa cúc trắng, 100g óc lợn và 100g đu đủ vừa chín tới để hầm canh. Đầu tiên, cho cúc tần, đu đủ và hoa cúc trắng đun sôi với 1 lít nước sôi.

Sau đó, cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ. Ăn nóng trước bữa cơm chính, nên ăn 2 lần/ngày, áp dụng liên tục trong 1 tuần, căng thẳng sẽ biến mất.

- Chữa bệnh trĩ: Lấy lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung và lá lốt, mỗi thứ một nắm và thêm một vài lát nghệ. Nấu nước rồi dùng nước xông hậu môn khoảng 15 phút. Lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh, vì thế không được xông khi nước còn quá nóng.

Khi nước còn ấm, người bệnh có thể ngâm trực tiếp 10 – 15 phút rồi lau khô lại bằng khăn mềm. Nếu bị trĩ nhẹ, kiên trì thực hiện bài thuốc này 2 – 3 lần/tuần, sau 2 tháng thì bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.

- Điều trị chứng bí tiểu: Dùng 40g lá cúc tần khô hoặc 100g lá cúc tần tươi đun sôi với nước, rồi uống hàng ngày.

- Điều trị bệnh gai cột sống: Sử dụng 1 nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và giã nát, tiếp đó, trộn chung với 1 chút muối và 1/4 lon bia rồi uống liên tục trong vòng 1 tuần.

- Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa: Sau mỗi bữa ăn, bệnh nhân hái một nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và ăn sống.

Trên đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần để mọi người tham khảo.

Tin nổi bật