Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Uống nước nên đứng hay ngồi mới tốt nhất?

  • Phương Uyên (T/H)
(DS&PL) -

Uống nước tưởng chừng đơn giản, nhưng tư thế uống nước lại là vấn đề muôn thuở khiến nhiều người băn khoăn: Nên đứng hay ngồi khi uống nước mới tốt cho sức khỏe?

Uống nước nên đứng hay ngồi mới tốt nhất?

Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể con người, chiếm tới 70% trọng lượng, và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Các chuyên gia khuyến nghị mỗi người nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 1,6 lít), tuy nhiên, lượng nước lý tưởng còn tùy thuộc vào giới tính và nhu cầu cá nhân.

Nam giới nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, trong khi phụ nữ cần khoảng 2,2 lít. Sự khác biệt này xuất phát từ việc nam giới thường có khối lượng cơ bắp lớn hơn, dẫn đến nhu cầu dự trữ nước cao hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, tư thế uống nước ảnh hưởng đến cách thức cơ thể hấp thu và chuyển hóa nước. Uống nước đúng cách sẽ giúp cơ thể tận dụng tối đa lợi ích của nước, đồng thời tránh những tác hại không mong muốn.

Nhiều người thắc mắc uống nước nên đứng hay ngồi mới tốt nhất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tư thế đứng khi uống nước không phải là cách tốt nhất. Khi đứng, nước sẽ nhanh chóng đi xuống ruột mà không kịp hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể, trong khi đó nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vitamin, khoáng chất đến từng tế bào và loại bỏ độc tố. Ngồi uống nước được xem là tư thế lý tưởng hơn, giúp nước được giữ lại trong cơ thể lâu hơn, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất.

Ngoài ra, không nên uống nước quá nhanh, đặc biệt là khi vừa vận động mạnh hoặc đang cảm thấy rất khát. Uống nước quá nhanh có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tim mạch. Thay vào đó, hãy uống từng ngụm nhỏ, chia thành nhiều lần trong ngày và không nên đợi đến khi khát mới uống. Ngay cả khi khát, hãy uống chậm rãi để tránh gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn.        

Tác hại của việc uống nước khi đứng

Giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất: Khi đứng, nước đi thẳng xuống dạ dày và ruột với tốc độ nhanh, không cho cơ thể đủ thời gian để hấp thụ các dưỡng chất quan trọng như vitamin và khoáng chất.

Tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa: Uống nước khi đứng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và các vấn đề tiêu hóa khác do nước không được tiêu hóa đúng cách.

Gây áp lực lên hệ bài tiết: Nước đi nhanh qua hệ thống bài tiết khi uống ở tư thế đứng có thể gây áp lực lên thận và bàng quang, làm tăng nguy cơ tích tụ các tạp chất và gây hại cho các cơ quan này về lâu dài.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Tư thế đứng không cho phép cơ thể và hệ thần kinh được thư giãn hoàn toàn, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ nước.

Gây mất cân bằng chất lỏng: Uống nước nhanh khi đứng có thể làm mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề như chóng mặt, buồn nôn và thậm chí là ngất xỉu. 

Tin nổi bật