Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kẹt trong tháng máy 42 giờ, người đàn ông sống sót kỳ diệu

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Người đàn ông mắc kẹt 2 ngày trời trong thang máy tối tăm trước khi được nhân viên vận hành thang giải cứu.

Một sự cố kinh hoàng đã xảy ra tại một bệnh viện công lớn ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ.

Ông Ravindran Nair, 59 tuổi, đã bị mắc kẹt trong thang máy bệnh viện từ ngày 13/7 đến ngày 15/7.

Được biết, ông Nair đến thăm vợ đang điều trị tại bệnh viện nơi bà làm việc, nhưng không may bị kẹt lại trong thang máy. Sự việc chỉ được phát hiện và giải quyết khi nhân viên vận hành thang máy trở lại làm việc sau kỳ nghỉ cuối tuần.

Ông Ravindran Nair đã mắc kẹt trong tháng máy 42 giờ. Ảnh: Sohu

Cách đây vài tháng, ông Ravindran Nair bị ngã trong phòng tắm và thường xuyên đến bệnh viện nơi vợ làm việc để phục hồi chức năng. Tuy nhiên, trong lần thăm khám này, ông đã bị mắc kẹt trong thang máy bệnh viện do thiết bị không có biển cảnh báo bảo trì hay sửa chữa.

Ông Nair kể lại: "Khi bị mắc kẹt, tôi đã cố gắng gọi số điện thoại khẩn cấp trong thang máy nhưng không được. Tôi thậm chí còn cố gọi cho vợ tôi, người đang làm việc tại bệnh viện, và những người khác mà tôi có thể nghĩ đến, nhưng đều không liên lạc được. Trong lúc tuyệt vọng, tôi bắt đầu hoảng sợ và đập cửa thang máy để cầu cứu. Không may, điện thoại của tôi rơi xuống sàn và ngừng hoạt động ngay lúc đó."

Trong suốt 42 giờ bị mắc kẹt trong thang máy tối tăm, ông Nair đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Ông chia sẻ: "Tôi đã hét lớn để cầu cứu và cố gắng mở cửa bằng tay. Thang máy tối om, nhưng may mắn là vẫn có đủ không khí để thở. Tôi cứ đi đi lại lại trong thang máy, liên tục nhấn chuông báo động với hy vọng ai đó sẽ nghe thấy."

Thời gian trôi qua, ông Nair bắt đầu mất phương hướng: "Tôi không biết là ngày hay đêm vì trong thang máy rất tối. Khi mệt, tôi ngủ ở góc thang máy. Khi cần đi vệ sinh, tôi cố gắng đi gọn vào một góc."

Trong những giờ phút tuyệt vọng, ông Nair đã tìm thấy niềm an ủi bằng cách đọc thuộc lòng những bài thơ do vợ ông sáng tác. Cuối cùng, vào khoảng 6 giờ sáng thứ Hai, ngày 15/7, nhân viên vận hành thang máy đã trở lại làm việc và giải cứu ông Nair.

Sau khi được giải cứu, việc đầu tiên ông Nair làm là gọi điện cho vợ, người không hề biết rằng chồng mình đã mất tích và bị mắc kẹt ngay tại nơi mình làm việc. Theo các bác sỹ, tình trạng của Nair đã ổn định sau khi được giải cứu.

Các quan chức địa phương đã ra lệnh điều tra và đình chỉ công tác ba nhân viên phụ trách bảo trì thang máy. 

Những cách để sống sót khi kẹt thang máy ai cũng phải biết

Thứ nhất: Hết sức bình tĩnh

Việc bình tĩnh khi thang máy gặp sự cố là vô cùng quan trọng. Điều cần làm lúc này là trấn an bản thân và suy nghĩ xem mình nên làm gì tiếp theo để sống sót. Có nhiều trường hợp thang máy gặp sự cố trong lúc vân hành nhưng hầu như tất cả mọi người đều có thể an toàn thoát khỏi mà không bị trầy xước. Do đó, bạn đừng quá lo lắng. 

Hãy cố gắng loại bỏ những suy nghĩ không hay về việc mình có thể bị kẹt trong thang máy và không thoát ra được. Việc tiếp theo là bình tĩnh và làm theo các bước dưới đây.

Thứ 2: Thử bấm nút mở cửa

Nhiều người khi thấy thang máy dừng hoạt động thường cố gắng bấm nhiều nút điều khiển để xem nó có hoạt động tiếp được không, nhưng điều này là không đúng. Thay vì đó, hãy thử bấm nút mở cửa. Trong trường hợp thang máy vẫn đứng im không nhúc nhích, bạn mới nên bấm chuông cứu hộ hoặc kêu cứu.

Thứ 3: Hít thở sâu, dựa lưng vào tường

Khi xác định được chắc chắn rằng mình đang bị kẹt trong thang máy, bạn nên giữ bình tĩnh, hít thở sâu, nhắm mắt lại để mắt quen dần với bóng tối. Tiếp đó, hãy đứng dựa lưng vào tường, đầu gối hơi khuỵu xuống, tay bám chắc vào thành để phòng trường hợp thang máy rơi tự do.

Trong trường hợp thang rơi mạnh, hãy ngay lập tức nằm song song với sàn nhà, càng gần chính giữa thang càng tốt. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đa thương tích. Gối đầu lên một tay để tránh bị thương đầu, một tay che mặt để không bị các vật khác rơi lên mặt.

Thứ 4: Tìm cách liên lạc với bên ngoài

Hãy tìm thông tin cần thiết như số điện thoại, số hotline của đội cứu hộ để liên lạc. Trong trường hợp không thể gọi điện được do ở trong thang máy thường không có sóng, hãy dùng các cách khác để tạo tiếng động và thu hút sự chú ý từ bên ngoài như dùng gót giày gõ, đập cửa thang...

Những lưu ý khi gặp sự cố trong thang máy

- Tuyệt đối không tìm cách cậy cửa thang tháng. Ngoài ra, bạn cũng không được leo ra ngoài thang máy thì nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao. Bên cạnh đó, không nên leo ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin bởi trên đó có nhiều thiết bị điện, dầu mỡ trơn trượt vô cùng nguy hiểm. 

- Khi cứu hộ đến, đừng nôn nóng mà hãy đợi đội cứu hộ hoàn thành xong công việc của mình rồi mới từ từ ra ngoài, tránh trường hợp vội vã nhảy ra khỏi cabin rất nguy hiểm, đặc biệt khi thang đang dừng ở giữa tầng.

- Trong trường hợp thang máy rơi tự do, không nên đứng hoặc nhảy lên vì có thể chạm trần cabin gây tổn thương vùng đầu và khi tiếp xúc với sàn có thể bị gẫy chân hoặc chấn thương vùng xương chậu. 

Tin nổi bật