Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dấu hiệu nhận biết, cách dự phòng hiệu quả sán dây lợn và các bệnh giun sán khác

(DS&PL) -

Những người nhiễm sán dây lợn, sán chó, ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu để lâu không chữa trị gây ra những biến chứng khác.

Bệnh sán dây lợn, sán chó và các bệnh ký sinh trùng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây nhiễm giữa con người với con người như các bệnh dịch khác như cúm, đậu mùa... Tuy nhiên, những người nhiễm sán dây lợn, sán chó, ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu để lâu không chữa trị gây ra những biến chứng khác.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc phòng khám Quốc Tế Ánh Nga tại địa chỉ 402 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM sẽ giúp bạn đọc nhận biết những biểu hiện về bệnh sán dây lợn, bệnh sán chó, các bệnh ký sinh trùng và biện pháp điều trị.

Ấu trùng sán gạo heo trong da.

PV: Thưa bác sĩ, khi nhiễm ấu trùng sán dây lợn, người bệnh sẽ có biểu hiện gì?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh: Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào vị trí và số lượng ấu trùng, mặc dù nhiều người mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn nhưng không bao giờ có biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào cả. Một số ít có biểu hiện như sau do không được khám, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị sớm.

- Buồn nôn và nôn, đau bụng

- Đau đầu

- Giảm trí nhớ

- Mắt nhìn mờ, giảm thị lực

- Mất thăng bằng

- Yếu hoặc tê tay chân

- Động kinh

PV: Bệnh ấu trùng sán dây lợn có lây không?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh: Bệnh sán dây lợn không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây nhiễm giũa con người với con người như các bệnh dịch khác như cúm, đậu mùa...

Tuy nhiên, những người nhiễm sán dây lợn trong ruột có thể làm rụng trứng sán dây trong phân hoặc đốt sán bò ra giường nệm, khi đó có thể lây nhiễm cho người khác do vô tình nuốt phải.

Kén sán gạo heo làm tổ trong não.

PV: Làm sao để chẩn đoán sớm bệnh sán dây lợn, sán chó và các bệnh ký sinh trùng nói chung?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh: Người bệnh nên xét nghiệm máu và khám chuyên khoa ký sinh trùng ít nhất 1 năm một lần để phát hiện sớm bệnh ấu trùng sán dây lợn nói riêng và các bệnh ký sinh giun sán khác nói chung và điều trị kịp thời phòng biến chứng nguy hiểm đến mắt, não

Xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA phát hiện bệnh ấu trùng sán dây lợn là phương pháp thông dụng hiện nay. Chẩn đoán miễn dịch tìm kháng nguyên hoặc kháng thể trong huyết thanh, dịch não tủy cũng rất hữu hiệu. Phương pháp ELISA, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc tìm kháng thể (75% - 90% và 89% - 93%), độ nhạy là 55% - 75% khi phát hiện kháng nguyên. Một số trường hợp có biểu hiện đau nhức cơ, giảm trí nhớ, đau váng đầu, bác sĩ sẽ cho chụp XQ và MRI để chẩn đoán.

Hiện nay phòng khám chuyên khoa nội ký sinh trùng Ánh Nga tại địa chỉ 402 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM, số điện thoại 02838302345, chuyên khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán và bệnh ấu trùng sán dây lợn, sán dây bò, sán chó và các bệnh về ký sinh trùng. Sau khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ kê toa bệnh nhân về nhà uống thuốc và hẹn ngày tái khám. Thời gian trả kết quả trong ngày.

Ấu trùng sán gạo heo trong cơ đùi trên.

PV: Ấu trùng sán dây lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh: Nang ấu trùng sán dây lợn bị giết chết ở -50C/4 ngày, -150C/3 ngày, -240C/1 ngày. Ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi 100 độ C trong vòng 2 phút.

 PV: Người bệnh bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn có trị khỏi hoàn toàn không? Khám xét kịp thời là như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh: Bệnh ấu trùng sán dây lợn nếu có sự chủ động khám, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị kịp thời thì trị khỏi hoàn toàn bằng uống tại nhà mà không cần nằm viện. Mục đích của điều trị sớm là không để sảy ra những biến chứng nguy hiểm phòng ấu trùng lên não, làm tổ trong não, gây u não. Sau khi bạn hoặc con bạn vô tình ăn phải thịt lợn nghi nhiễm ấu trùng sán dây lợn thì nên bình tĩnh không lo lắng hoang mang vì cần có thời gian cơ thể mới sinh kháng thể. Thời gian xét nghiệm máu tốt nhất là từ 10 đến 15 ngày sau khi phơi nhiễm.

PV: Mọi người nhiễm ấu trùng sán dây lợn đều lên não?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh: Không đúng. Khi nhiễm sán dây lợn sẽ có 1 tỷ lệ nhất định số bệnh nhân bị bệnh thể não. Tuy nhiên ngay sau khi ăn phải ấu trùng sán dây lợn sẽ rất lâu ấu trùng mới có thể lên não. Thời gian ủ bệnh thay đổi, trung bình 4 - 5 năm, có thể 15 năm. Trong thời gian, nang sán dây lợn còn sống thường gây những phản ứng viêm không đáng kể, chưa đủ để hình thành các triệu chứng.

Chính vì vậy bà con không nên hoang mang, hãy bình tĩnh và khám điều trị tại tuyến chuyên khoa. Điều trị đúng phác đồ của Bộ Y tế sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.

PV: Phòng bệnh sán dây lợn như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh: Người dân cần ý thức một số biện pháp phòng ngừa bệnh như:

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu…

- Quản lý phân: Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi ngoài đồng ruộng, trên sông lạch, không bón hoa màu bằng phân người khi chưa ủ đúng qui định.

- Vệ sinh thực phẩm: Rửa rau sống đúng qui cách, uống nước chín, ăn thịt heo nấu chín. ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 2 phút. Nang ấu trùng sán dây lợn bị giết chết ở -50C/4 ngày, -150C/3 ngày, -240C/1 ngày.

- Kiểm dịch chặt chẽ các lò mổ heo.

Thanh An

Tin nổi bật