Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cụ bà 79 tuổi để lại "kho báu khủng" trước khi qua đời, cả nhà đếm xong thì ngơ ngác

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Sau tang lễ cụ bà 79 tuổi, khi dọn dẹp đồ đạc, gia đình bất ngờ tìm thấy một tủ đầy tiền lẻ và phải nhờ đến sự giúp đỡ của họ hàng, làng xóm để đếm.

Suốt cả cuộc đời, nhiều người lớn tuổi đã quen với lối sống tiết kiệm, dành dụm từng đồng. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng, họ có xu hướng cất giữ tiền mặt tại nhà. Cộng đồng mạng Trung Quốc từng xôn xao trước câu chuyện một gia đình phải huy động người thân để đếm một lượng lớn tiền lẻ được tìm thấy sau khi một cụ bà 79 tuổi qua đời.

Theo thông tin từ Sina, sự việc được ghi lại trong một đoạn video. Sau khi hoàn tất tang lễ cho cụ bà Trương (79 tuổi, đến từ An Huy, Trung Quốc), gia đình tiến hành dọn dẹp đồ đạc của cụ và bất ngờ phát hiện một chiếc tủ chứa đầy tiền.

Số lượng tiền lẻ quá lớn khiến gia đình phải nhờ đến sự giúp đỡ của 14 người họ hàng và hàng xóm để có thể đếm xong.

Cụ bà ra đi để lại túi tiền khủng.

Suốt buổi chiều hôm đó, mọi người đã đếm được tổng cộng 52.290,7 tệ, tương đương hơn 185 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại.

Người ta biết rằng, trước khi mất, bà Trương mưu sinh bằng nghề bán nước trên đường Yuantan. Số tiền này là kết quả của một cuộc sống thanh đạm, tiết kiệm trong suốt nhiều năm của bà.

Con trai bà Trương chia sẻ rằng gia đình vô cùng bất ngờ trước "món quà" mà mẹ để lại. Anh dự định sẽ giữ lại một vài đồng xu để làm kỷ niệm về mẹ.

Việc các cụ bà để lại tiền sau khi qua đời không hiếm ở Trung Quốc. Theo đó, nhân vật chính trong câu chuyện lần này là bà Vương (84 tuổi).

Sau khi chồng và 2 con qua đời vì bệnh tật, bà Vương sống một mình trong căn nhà cũ kỹ ở một ngôi làng tại Giang Tây, Trung Quốc.

Theo lời kể của dân làng, bà sống vô cùng tiết kiệm. Hằng ngày, bà chủ yếu ăn cơm với dưa chua tự làm, cháo trắng hoặc bánh bao không nhân. Hằng ngày, bà vẫn ra đồng làm việc, ít giao tiếp và sống trầm lặng.

Sau một thời gian, sức khỏe của bà yếu dần, có lần ngất xỉu phải nhập viện. Bác sĩ chẩn đoán bà Vương bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng nặng.

Dù biết tình trạng của mình, bà Vương vẫn duy trì lối sống tằn tiện. Nhiều người đều nghĩ bà Vương sống khổ sở do gia cảnh nghèo khó, không có tiền.

Số tiền bà Vương để lại là 3,4 tỷ đồng.

Trước kia, khi chồng bà còn sống, hai người đi làm bất kể mưa nắng và sống rất tiết kiệm. Hai đứa con của bà Vương bị bệnh, song vì không có tiền chữa trị nên đã qua đời khi còn trẻ tuổi. Chính quyền địa phương cũng cố gắng giúp bà bằng cách hỗ trợ tài chính hàng tháng.

Căn nhà nơi bà Vương đang ở cũng đã cũ kỹ, lụp xụp. Bình thường, bà Vương cũng chỉ mặc lại đồ cũ, chắp vá chằng chịt.

Cuộc sống của bà Vương cứ lặng lẽ trôi qua từng ngày cho đến năm bà 84 tuổi. Một buổi sáng mùa đông, hàng xóm không thấy bà đi làm, liền qua nhà tìm và phát hiện bà đã qua đời.

Sau đám tang, chính quyền địa phương cùng dân làng đã tới giúp dọn dẹp lại căn nhà.

Sau khoảng 10 phút dọn dẹp, một người đàn ông bất ngờ phát hiện phía dưới gầm giường có 5 túi nilon đen rất to, được buộc kín, phủ đầy bụi. Không ngờ khi mở ra, ai nấy đều bất ngờ vì bên trong có rất nhiều tiền với mệnh giá khác nhau.

Sự việc sau đó được trình báo cho cảnh sát. Ngay lập tức, cảnh sát cùng 6 nhân viên ngân hàng thành phố đến và kiểm đếm số tiền. Sau 3 giờ, với 6 người ngồi đếm liên tục mới tính ra tổng số tiền mà bà Vương để lại là khoảng 970.000 nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ đồng).

Sự việc xảy ra gây chấn động dân làng. Nhiều người thắc mắc tại sao bà cụ nghèo khó lại sở hữu nhiều tiền đến vậy.

Sau khi cảnh sát vào cuộc, mọi nghi vấn đã được làm sáng tỏ. Theo đó, họ tìm ra di vật mà bà Vương để lại, đó là một bức thư giữa bà và chồng.

Qua bức thư, mọi người mới biết sau khi hai con đều qua đời vì bệnh tật mà không có tiền cứu chữa, cả chồng và bà đều rơi vào đau khổ, ám ảnh cái nghèo. Chồng bà Vương từng có quãng thời gian đi làm xa nhà, tại một mỏ khai thác đá. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, song bù lại lương rất cao. Mỗi tháng, ông đều gửi tiền về cho vợ. Cả hai chỉ liên lạc qua thư. Bà Vương ở nhà không dám tiêu tiền, cất dành để lúc ốm đau có tiền chi trả. Thế nhưng, được khoảng 2 năm, chồng bà Vương qua đời do tai nạn lao động.

Cú sốc lớn khiên bà Vương gần như rơi vào trầm cảm. Mỗi ngày bà đều sống trong đau khổ và buồn tủi, chẳng màng đến sức khỏe của bản thân mà chỉ ăn uống cho qua bữa.

Bà không dám tiêu số tiền chồng đã gửi về trước đó vì mặc cảm tội lỗi, nghĩ rằng chồng vì kiếm tiền mà qua đời. Mỗi ngày bà vẫn đi làm, tiết kiệm tiền. Tiền được chính quyền chu cấp hàng tháng, bà cũng không tiêu.

Cuối cùng, vì bà Vương không có người thân, chính quyền địa phương cùng người dân trong làng quyết định trao gửi số tiền mà bà để lại cho quỹ an sinh xã hội của địa phương.

Tin nổi bật