Theo Tổ Quốc, trong cơ thể con gà, ngoài phần thịt nạc còn có 1 bộ phận cực kỳ bổ dưỡng đó là: Mề gà.
Mề gà thực chất chính là phần dạ dày của gà, nhiệm vụ của nó là nghiền nát thức ăn. Y học Trung Quốc có câu: "Một mề gà bằng 3 vị thuốc", nhằm phần nào khẳng định lợi ích khi tiêu thụ mề gà đúng cách.
Tận dụng mề gà đúng cách có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, bổ dạ dày, giảm thiếu máu... Ảnh minh họa
Mề gà có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp lượng protein và axit amin dồi dào, hơn nữa nó còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao... rất có lợi cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, phần mề gà cũng giống như bao bộ phận khác của gà như thịt, xương... đều có thể chế biến thành các món ăn/bài thuốc. Tận dụng mề gà đúng cách có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, bổ dạ dày, giảm thiếu máu...
Mề gà giúp phòng ngừa và giảm thiếu máu do thiếu sắt
Mề gà cũng là một trong những loại nội tạng nên rất giàu sắt, đặc biệt là heme. Đây là một loại chất sắt mà cơ thể rất dễ hấp thụ, việc ăn mề gà có tác dụng điều chỉnh, ngăn ngừa và giảm thiếu máu do thiếu sắt.
Cải thiện thị lực
Mề gà chứa một lượng lớn vitamin A, đây là khoáng chất cần thiết để tạo nên chất cảm quang võng mạc, ăn mề gà có tác dụng cải thiện thị lực, nhất là giảm mệt mỏi thị giác.
Bổ tỳ vị, khỏe dạ dày
Trong mề gà có chứa các axit amin keratin, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết dịch vị, giúp ích cho quá trình tiêu hóa của dạ dày. Lớp màng của mề gà được xem là vị thuốc rất tốt cho tì vị (tiêu hóa), hiệu quả trong điều trị chứng tích thực (thức ăn tích tụ, khó tiêu). Mề gà nếu nấu cùng táo gai và mạch nha có tác dụng chữa chứng khó tiêu, chán ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Bổ sinh lý cho nam và nữ
Mề gà giúp bổ khí huyết, cố tinh, khỏe người. Ảnh minh họa
Mề gà nấu cùng tinh hoàn gà, hoa lý, hành ngò, tiêu, gừng... đem xào, nêm gia vị vừa ăn sẽ có công dụng kiện tỳ dưỡng tâm ích thận dễ ngủ, bổ khí huyết, cố tinh, khỏe người.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Vitamin A trong mề gà có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện sức khỏe thể chất đối với những người sức khỏe kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bổ thận
Mề gà có tác dụng rất tích cực và rõ ràng đối với thận của con người, nó có thể cải thiện chức năng thận của con người và ngăn ngừa rối loạn chức năng thận. Nó có tác dụng điều hòa và ngăn ngừa nhất định các triệu chứng bất lợi do rối loạn chức năng thận hoặc thiếu thận. Trong các sách cổ Trung Quốc có ghi chép, màng mề gà khi đi qua bàng quang có thể giúp loại bỏ vật cứng và làm tiêu sỏi, điều trị bệnh tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, gan mật có sỏi.
- 2 bộ lòng gà (mề, lòng, tim, gan, tràng, trứng...)
- 150 gr miến dong
- 100 gr giá đỗ
- 1 củ hành tây
- 1/2 củ cà rốt
- 1 tai mộc nhĩ
- 2 quả trứng gà
- 8 cái nấm hương
- Hành khô, hành lá, rau mùi
- Gia vị: Mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, ớt (tùy chọn)
- Dầu ăn, hành phi
Cách làm
Sơ chế lòng mề gà, tẩm ướp: Ngày Tết, trên mâm cỗ luôn có đĩa gà luộc. Tận dụng phần lòng mề gà làm món miến xào dễ chiều vị giác, được nhiều người yêu thích. Lòng, mề gà bóp với muối hạt, rửa sạch, trụng sơ nước sôi rửa lại rồi cắt miếng vừa ăn. Phần tim, gan, tràng rửa sạch. Phần tiết, trứng non luộc nhỏ lửa cho chín, rửa sạch, tiết thái miếng vừa ăn. Ướp phần lòng mề gà với 2 thìa cà phê nước mắm, 1/4 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu 10 - 15 phút cho thấm vị.
Chọn và ngâm rửa miến: Miến xào nên chọn miến dong sợi nhỏ, màu hơi đục xám nguyên thủy của củ dong riềng. Miến này khi xào dai mềm, bóng mướt. Cắt miến thành đoạn vừa ăn, ngâm nước ấm 60 - 70 độ cho sợi hơi mềm là được, rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước.
Chuẩn bị các nguyên liệu khác: Trứng gà đánh tan cùng chút gia vị, rán lửa nhỏ, cắt sợi. Su hào, cà rốt thái sợi. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, thái sợi. Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, thái sợi. Hành tây thái múi cau nhỏ. Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước. Hành khô thái lát. Pha hỗn hợp nước sốt xào miến gồm 1 bát con nước luộc gà, 1 thìa cà phê nước mắm ngon, 1 thìa cà phê bột canh (muối), 1 thìa cà phê mì chính, 1 thìa canh mỡ gà (hoặc dầu ăn) để xào miến không bị vón cục rồi khuấy đều cho tan hỗn hợp.
Xào miến: Phi thơm 1/2 lượng hành khô, cho miến vào xào trên lửa nhỏ. Nêm từ từ nước sốt xào miến vào. Đây là bí quyết dân gian giúp sợi miến tơi, không bị dính chùm và thấm gia vị đều. Đảo đều trên lửa nhỏ cho tới khi sợi miến chuyển màu trong là đã chín. Múc miến ra để riêng.
Xào lòng mề, rau củ: Phi thơm 1/2 lượng hành khô còn lại, cho lòng mề gà vào xào săn. Sau đó lần lượt cho mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt vào xào chín tới. Cuối cùng thêm hành tây, giá đỗ đảo nhanh hơi chín tới tầm 60 - 70%.
Hoàn thiện: Trút miến đã xào vào lòng mề và rau củ rồi trộn đều cho hòa quyện. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, rắc chút hạt tiêu, hành lá và tắt bếp, gắp ra đĩa, rắc thêm chút hành phi và thưởng thức nóng.
Yêu cầu thành phẩm: Miến xào tơi sợi, không bị dính chùm, màu sắc hài hòa. Khi ăn, cảm nhận rõ vị dai mềm của miến, lòng mề gà giòn sần sật thấm vị, củ quả giòn ngọt. Một món ăn đơn giản, tận dụng đồ dư ngày Tết lại đủ dinh dưỡng.
Chú ý:
Lòng mề gà cần bóp muối, rửa sạch khử mùi, chần sơ nước nóng rồi rửa sạch lại mới tẩm ướp và xào nấu mới thơm ngon.
Miến ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch, vớt ra để ráo. Không trụng hay ngâm miến vào nước nóng lâu quá sẽ bị nhũn nát, dính chùm khi xào.
Xào miến riêng ở lửa nhỏ, thêm từ từ nước sốt cho sợi tơi, không dính chùm. Xào lòng mề và rau củ quả riêng, sau đó mới trộn cùng miến, theo Vnexpress.