Lợi ích đặc biệt của cà chua
Hàm lượng ngọt và độ axit của cà chua có thể khác nhau tùy theo giống, nhưng nhìn chung, đây là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp các vi chất thiết yếu như kali và vitamin C. Bên cạnh đó, cà chua còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi, giúp bảo vệ tim mạch và hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh, bao gồm cả ung thư.
Dân Trí thông tin, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), nhiều nghiên cứu quốc tế đã khẳng định những lợi ích đặc biệt của cà chua đối với sức khỏe. Cà chua chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất và vi chất dễ hấp thu, giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Hoạt chất lycopene và beta-carotene trong cà chua có khả năng chống oxy hóa mạnh, góp phần làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại tràng và vòm họng.
Ngoài ra, cà chua còn giàu chất xơ và nhiều hợp chất thực vật khác, giúp hạ cholesterol máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch cũng như béo phì.
Cà chua còn giàu chất xơ và nhiều hợp chất thực vật khác, giúp hạ cholesterol máu, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch cũng như béo phì.
Khi ăn sống hoặc ép lấy nước, cà chua vẫn giữ được hàm lượng vitamin C. Tuy nhiên, khi nấu chín (như nấu canh, làm sốt, nấu cùng sườn, thịt nạc, cua hoặc cá), khả năng hấp thu lycopene và beta-carotene của cơ thể lại được tăng lên.
Chuyên gia dinh dưỡng Angela Houlie chia sẻ trên Verywell rằng việc ăn cà chua sống hay nấu chín đều ảnh hưởng đến mức độ hấp thu các dưỡng chất khác nhau, song điều quan trọng nhất vẫn là duy trì một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng.
Bà Houlie nhấn mạnh: "Sự đa dạng là yếu tố then chốt đối với bất kỳ loại rau củ hay trái cây nào. Hãy thử kết hợp nhiều cách chế biến khác nhau như ăn sống, luộc, hấp hoặc nấu chín, bởi mỗi phương pháp đều có thể làm tăng hoặc giảm một số dưỡng chất nhất định, góp phần hỗ trợ sức khỏe toàn diện".
Cà chua sống hay cà chua nấu chín tốt hơn?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, đối với các trường hợp suy nhược cơ thể, chán ăn, ngộ độc mạn tính, sung huyết, lipid máu, xơ cứng động mạch vành, đau nhức xương khớp, bệnh gout, huyết áp cao, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm đường tiêu hóa nên dùng nước cà chua tươi ép để hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên.
Trong cà chua có chứa lycopene, khi được nấu chín thì hoạt chất sẽ được cơ thể hấp thu dễ hơn là chúng ta ăn sống. Ngoài ra, trong cà chua cũng có chứa chất axit oxalic, chất này nếu ăn trong một thời gian dài sẽ gây ra sỏi ở thận vì vậy khi chúng ta nấu chín thì chất này sẽ bay hơi.
Trong cà chua sống rất giàu vitamin C rất tốt cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, nếu nấu chín thì sẽ làm giảm vitamin C đi rất nhiều. Nhưng cà chua đã nấu chín lại giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.
Cà chua sống hay chín đều rất giàu dinh dưỡng và ít calo, chất béo, đồng thời giàu vitamin và khoáng chất.
Đối với một số người mắc bệnh tỳ vị, dạ dày yếu và đặc biệt là phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nếu ăn cà chua chưa được nấu chín sẽ xảy ra phản ứng với axit dạ dày và ngưng tụ thành cục không hòa tan, dễ gây đầy bụng, khó tiêu và các triệu chứng về tiêu hóa khác.
Ăn cà chua sống với một số lượng lớn sẽ gây ra ngộ độc. Sẽ có các như triệu mệt mỏi, suy nhược cơ thể và cảm giác buồn nôn và nôn. Đây là những triệu chứng ngộ độc tương đối nhẹ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà chua nấu chín sẽ tốt hơn cà chua ăn sống. Cà chua khi được nấu chín sẽ giải phóng nhiều lycopene đây là những chất chống oxy hóa và chống ung thư. Vì vậy, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.Tuy nhiên, việc chọn ăn chín hay ăn sống thì tùy thuộc cách suy nghĩ của mọi người và còn phụ thuốc vào nhu cầu thực tế của các món ăn.
Tóm lại: Cà chua sống hay cà chua chín đều rất giàu dinh dưỡng và ít calo, chất béo, đồng thời giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Nên ăn ở mức độ vừa phải theo nhu cầu cơ thể cần và theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng. Nến chọn cà chua sạch không hóa chất bảo vệ thực vật, không được thúc chín bằng thuốc dù là ăn sống hay nấu chín.