Sữa mẹ là nguồn chất dinh dưỡng hết sức quan trọng, đặc biệt đối với trẻ trong 6 tháng đầu đời. Nhưng từ 6 tháng tuổi trở về sau, sữa mẹ chỉ có thể đáp ứng khoảng 70% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ và hệ tiêu hoá của trẻ đã sẵn sàng tiếp nhận thức ăn.
Nếu trẻ không thể dung nạp hoàn toàn thức ăn, không dùng đủ sữa hoặc bị suy dinh dưỡng, trẻ sinh non hoặc có những bệnh lý bẩm sinh cần lưu ý bổ sung vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn. Cùng Bác sĩ chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu một số loại chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ dưới 6 tháng tuổi trong bài viết dưới đây.
Sắt
Sắt là nguyên liệu đóng vai trò chính trong quá trình tạo ra các tế bào máu cho cơ thể. Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm và các hoạt động khác, cơ thể trẻ sẽ phát triển nhanh, do đó cần được cung cấp nhiều chất sắt để làm tăng thể tích máu. Nguồn cung cấp sắt dễ dàng hấp thu nhất là thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, các loại cây họ đậu và ngũ cốc. Bố mẹ nên lưu ý chế biến các loại thực phẩm này bằng cách xay nhuyễn thành súp giàu dinh dưỡng và màu sắc đẹp đồng thời phù hợp cho hấp thu sắt. Để tăng cường khả năng hấp thu sắt cho trẻ, nên kết hợp những thức ăn giàu chất sắt và thực phẩm chứa vitamin C. Chẳng hạn có thể cho trẻ uống thêm nước ép cam quýt trong bữa ăn để giúp tăng quá trình hấp thu chất sắt.
Kẽm
Các nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi không được cung cấp đủ kẽm. Đặc biệt trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng thì bổ sung thêm kẽm có tác dụng giúp cải thiện nhanh chóng những tổn thương xảy ra ở niêm mạc ruột. Kẽm thường có trong một số loại thịt như bò, cừu, gà tây, tôm, bí ngô, các loại hạt như mè, đậu lăng, ... Đây được xem là nguồn thực phẩm rất dễ tìm trong tự nhiên.
Vitamin C
Vitamin C là một loại vitamin rất quen thuộc trong đời sống. Trẻ nhỏ nếu không được tập thói quen ăn trái cây sẽ dễ có nguy cơ thiếu vitamin C. Những biểu hiện thường gặp nhất là dễ nhiễm trùng hay lở loét trong niêm mạc miệng. Vitamin C có rất nhiều trong các loại trái cây và rau quả, đặc biệt nhiều là dâu tây, cam quýt, kiwi, xoài, bông cải xanh, ...
Vitamin A
Theo giảng viên Y sĩ đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Vitamin A có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của mắt. Trẻ em nếu thiếu vitamin A sẽ rất dễ bị mờ mắt, khô mắt và quáng gà. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A nên cho trẻ ăn thường xuyên gồm có khoai lang, cà rốt và các loại trái cây, rau quả có màu cam, đỏ, , sữa, các loại cá, thịt bò hoặc cừu.
Vitamin D
Trẻ em có hệ xương phát triển vượt bậc trong thời gian ba năm đầu sau sinh. Đây được xem là một trong những cột mốc có tác dụng quyết định đối với chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Vì vậy nhu cầu vitamin D cho trẻ dưới 3 tuổi là rất lớn. Bố mẹ nên lưu ý thường xuyên cho trẻ tắm nắng, tham gia các hoạt động thể lực ngoài trời, và đặc biệt chú ý bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn. Để cung cấp vitamin D có thể dùng cá hồi, cá mòi, cá ngừ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sơ sinh nên được bổ sung khoảng 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày sau sinh. Đối với trẻ lớn cũng cần bổ sung vitamin D trong suốt những giai đoạn tiếp theo.
Omega-3
Khi trẻ bắt đầu các hoạt động và quan sát, bộ não luôn tiến hành học hỏi cũng như khám phá thế giới bên ngoài. Vai trò của omega-3 phát huy càng cao vì quá trình hoạt động trí não của trẻ phát triển liên tục. Bố mẹ nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và đặc biệt là tảo biển. Omega-3 cũng có khá nhiều trong hạt khô như hạt óc chó, hạt chia hay hạt lanh. Khi cho trẻ ăn bố mẹ nên xay nhuyễn thức ăn, sau đó tập cho trẻ ăn nguyên hạt khi trẻ lớn hơn.
Vitamin B12
Vitamin B12 là một trong những loại vitamin rất cần thiết nhằm ngăn ngừa thiếu máu cũng như hỗ trợ duy trì chức năng hệ thần kinh. Vitamin B12 thường có nhiều trong các loại sản phẩm từ động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Trẻ em rất dễ xảy ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12 nếu bú sữa từ mẹ ăn chay hoặc trong chế độ ăn của trẻ chỉ sử dụng rau củ. Trong các trường hợp này, trẻ không ăn thịt cần bổ sung vitamin B12 từ đậu nành, ngũ cốc hoặc sữa thay thế.
I-ốt
Tình trạng thiếu i-ốt hiện nay nói chung đã hạn chế một phần do các chương trình truyền thông toàn dân. Tuy nhiên, nếu không nêm nếm gia vị trong quá trình chế biến bữa ăn rất dễ làm cho trẻ thiếu i-ốt. Mặc dù vậy cần hết sức lưu ý khi nêm muối vào thức ăn cho trẻ cần phải chọn loại muối dùng cho trẻ là muối i-ốt. Đồng thời i-ốt cũng thường có nhiều trong các sản phẩm từ biển như tảo biển hay hải sản.
Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ giảng viên Điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chúc các bạn có một sức khỏe tốt.
Yến Nhi