Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4 người trong gia đình mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân nhiều nhà hay mắc phải

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Việc liên tục sử dụng một loại đũa trong thời gian dài đã khiến cả bốn thành viên trong gia đình ngỡ ngàng khi phát hiện đều mắc bệnh ung thư.

Chuyện một gia đình 4 người ở Đài Loan (Trung Quốc) cùng lúc phát hiện ung thư gióng lên hồi chuông cảnh báo về thói quen tưởng chừng vô hại. Bác sĩ kết luận nguyên nhân sâu xa đến từ việc cả nhà đã sử dụng đũa tre bị mốc trong một thời gian dài mà không hề hay biết. Điều đáng nói là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng lên tiếng cảnh báo về mối nguy hại này, nhưng gia đình nọ lại bỏ qua.

Việc dùng đũa đã ăn sâu vào nếp sống của nhiều gia đình Á Đông. Thế nhưng, các chuyên gia y tế không ngừng khuyến cáo rằng, nếu sử dụng không đúng cách, vật dụng quen thuộc này có thể tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Trường hợp đáng tiếc của gia đình 4 người tại Đài Loan (Trung Quốc) chính là một minh chứng rõ ràng cho lời cảnh báo đó.

Đũa tre hoặc gỗ bị mốc có thể sản sinh ra aflatoxin, một chất gây ung thư hàng đầu và là mối nguy hại mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặc biệt khuyến cáo tránh xa. Ảnh minh họa.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đũa tre hoặc gỗ bị mốc có thể sản sinh ra aflatoxin, một chất gây ung thư hàng đầu và là mối nguy hại mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặc biệt khuyến cáo tránh xa. Các chuyên gia đã xác định được khoảng 16 loại aflatoxin khác nhau, trong đó aflatoxin B1 được xem là nguy hiểm nhất.

Không dừng lại ở đó, việc đũa gỗ hoặc tre không được làm khô đúng cách sau khi rửa còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật, bao gồm cả Staphylococcus aureus và E.coli. Nếu tình trạng này kéo dài, các độc tố tích tụ có thể gây tổn thương chức năng gan, thận, dẫn đến ngộ độc cấp tính hoặc thậm chí là ung thư.

Tổ chức WHO cũng nhấn mạnh rằng aflatoxin là một tác nhân gây ung thư ở nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, dạ dày, thận, túi mật, đại tràng, vú, buồng trứng và ruột.

Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, chỉ trong vòng 90 ngày, lượng aflatoxin tích tụ có thể lên đến 2,5 mg. Đáng lo ngại hơn, nếu hấp thụ khoảng 10 mg aflatoxin, con người có nguy cơ bị ngộ độc cấp tính ngay lập tức.

Một đặc tính nguy hiểm khác của bào tử nấm mốc sinh ra từ aflatoxin là khả năng chịu nhiệt cực cao. Chúng chỉ bị phá hủy hoàn toàn ở nhiệt độ rất cao, từ 1500 - 2000 độ C. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên dứt khoát thay thế đũa hoặc thớt đã xuất hiện dấu hiệu mốc thay vì cố gắng làm sạch hay luộc sôi để tái sử dụng.

Bên cạnh đũa và thớt, aflatoxin còn có thể tồn tại trong một số loại thực phẩm giàu tinh bột bị mốc như lạc, ngô, gạo hoặc nấm hương, đòi hỏi sự cẩn trọng trong quá trình bảo quản và sử dụng.

Cách bảo quản đũa gỗ không bị mốc

Xử lý đũa trước khi sử dụng

Để chống ẩm mốc cho đũa gỗ khi mới mua về, bạn nên pha muối với nước ấm để rửa đũa rồi đem phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời cho đến lúc khô ráo. Khi phơi, bạn nên nhớ là rải chúng ra đều trên 1 mặt phẳng để đũa được khô đều, bạn nên chọn thời điểm nắng dịu để tránh làm bạc màu đũa gỗ. Sau khi đũa đã khô thì bạn có thể an tâm sử dụng rồi.

Tránh ngâm đũa gỗ trong nước quá lâu

Tuyệt đối không ngâm đũa quá lâu trong nước. Nhiều gia đình không có thói quen rửa chén ngay sau khi ăn cơm mà thường để rất lâu sau đó hoặc sau một đêm mới rửa.

Thói quen này vô cùng có hại, không phải chỉ với đũa gỗ mà nồi, chảo, chén bát cũng vậy. Vì vi khuẩn dễ dàng phát triển trong khoảng thời gian đó. Khi ngâm đũa vào nước có chứa dầu mỡ, thức ăn thừa, vi khuẩn từ nước này càng dễ xâm nhập vào đũa và làm đũa bị mốc và làm giảm chất lượng đũa.

Rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng xong

Sau khi sử dụng đũa xong, bạn nhớ phải rửa đũa thật sạch với nước rửa chén để loại bỏ thức ăn thừa và dầu mỡ trên đũa. Nếu bạn rửa không sạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm mốc hoành hành. Nếu dầu mỡ hay thức ăn bám quá chặt vào đũa khiến bạn không thể tẩy rửa, hãy luộc đũa trong nồi nước, cho 1 ít muối và vài lát chanh vào để đâu mỡ, thức ăn bong ra khỏi đũa và làm sạch vi khuẩn.

Không chà xát mạnh vào thân đũa gỗ 

Nhiều người có thói quen chà xát đũa gỗ quá mạnh, thậm chí dùng miếng rửa bát bằng kim loại đề chà đũa vì nghĩ như vậy mới làm sạch hết mọi vết bẩn. Tuy nhiên, việc làm này sẽ tạo ra những vết trầy xước, và đây sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời của vi khuẩn. Vì vậy bạn nên dừng ngay thói quen chà, cọ đũa quá mạnh hoặc dùng những vật dụng chà rửa bằng kim loại cứng.

Rửa đũa thật kỹ

Bạn nhớ phải rửa đũa thật sạch với nước rửa chén để loại bỏ thức ăn thừa và dầu mỡ trên đó. Đũa không sạch thì sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Nếu dầu mỡ hay thức ăn bám quá chặt vào đũa khiến bạn không thể tẩy rửa, hãy luộc chúng trong nồi nước, cho ít muối và vài lát chanh vào để dầu mỡ, thức ăn bong ra và làm sạch vi khuẩn.

Phơi nơi khô ráo, thoáng mát

Sau khi rửa sạch đũa gỗ, bạn nên phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời. Vào những ngày trời mưa hoặc vào buổi tối, nêni đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với những nơi ẩm ướt.

Vệ sinh khay đựng đũaCác khay đựng đũa cũng có thể làm đũa bị ẩm mốc. Hãy thường xuyên vệ sinh nơi đựng đũa, chú ý lau sạch và khô để đảm bảo không còn nước tồn đọng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Tin nổi bật