Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xung đột leo thang, nguy cơ khủng hoảng nhân đạo ở Libya

(DS&PL) -

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hàng trăm dân thường đã bị thương vong vì mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa chính quyền lâm thời Libya và lực lượng LNA gần đây.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hàng trăm dân thường đã bị thương vong vì mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa chính quyền lâm thời Libya và lực lượng LNA gần đây.

Ngày 9/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn thông tin từ bệnh viện cho hay đã có ít nhất 47 người chết và 181 người bị thương trong các cuộc giao tranh giữa chính phủ lâm thời Libya do LHQ hậu thuẫn (GNA) và lực lượng tự xưng Quân đội quốc gia Libya (LNA), theo Reuters.

Xung đột ở phía nam thủ đô Tripoli của Libya - Ảnh: Anadolu Agency.

WHO lo ngại một cuộc xung đột kéo dài ở Tripoli có thể khiến nguồn cung cấp thuốc men bị cạn kiệt trong khi hệ thống chăm sóc y tế của Libya đang quá tải.

Ngoài thương vong, theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), có khoảng 3.400 người phải rời bỏ nhà cửa để sơ tán khẩn cấp.

“Các cuộc đụng độ bằng vũ khí hạng nặng đang ảnh hưởng nặng nề tới các khu dân cư và vẫn còn nhiều dân thường bị mắc kẹt”, phát ngôn viên LHQ Stephane Dujarric phát biểu với các phóng viên.

LHQ còn lo ngại nguy cơ người dân, bao gồm cả người di cư lẫn tị nạn, có thể bị sử dụng làm lá chắn trong các cuộc giao tranh hoặc bị ép tham chiến. Kể từ khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011, Libya trở thành điểm quá cảnh cho hàng trăm ngàn người di cư và tị nạn từ nhiều nước tìm đường vượt biển đến châu Âu.

Hồi cuối tuần qua, lực lượng LNA của Tướng Haftar đã pháo kích dữ dội vào nhiều địa điểm phía nam thủ đô Tripoli nhưng vấp phải phản công quyết liệt từ quân đội thuộc GNA. Đến ngày 8/4, LNA tấn công sân bay duy nhất còn hoạt động ở Tripoli là phi trường Mitiga, phía đông thành phố.

Ngay lập tức, Mỹ, Liên minh châu Âu EU, nhóm G7, Nga và LHQ đã lên tiếng kêu gọi các bên ngừng bắn để tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ nhân đạo và trở lại bàn đàm phán để tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng.

Đến nay, tướng Haftar vẫn phớt lờ kêu gọi ngừng bắn của các bên và cho biết, 19 binh sĩ LNA chết trong chiến dịch tiến chiếm Tripoli từ ngày 4/4.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật