Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Libya rơi vào tình trạng hỗn loạn

(DS&PL) -

Truyền thông quốc tế nhận định, Libya đang rơi vào tình trạng hỗn loạn cả về xung đột quân sự lẫn tình hình chính trị và ngoại giao.

Truyền thông quốc tế nhận định, Libya đang rơi vào tình trạng hỗn loạn cả về xung đột quân sự lẫn tình hình chính trị và ngoại giao.

Libya rơi vào tình trạng hỗn loạn do xung đột bùng phát. Ảnh minh hoạ: Getty

Hôm qua (8/4), các lực lượng ở Đông Libya đã  thực hiện không kích vào khu vực phía Nam thủ đô Tripoli và dần tiến tới trung tâm thành phố, với mục tiêu kiểm soát hoàn toàn thành phố. Trong khi đó, các nước phương Tây và Liên Hợp Quốc (LHQ) dường như đều thất bại trong việc dàn xếp một lệnh ngừng bắn.

Diễn biến mới đang làm rối ren thêm tình hình vốn đã đầy bất ổn trong cuộc tranh giành quyền lực ở quốc gia giàu dầu mỏ và khí gas kể từ sau khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ hồi năm 2011 với sự hỗ trợ của Mỹ và đồng minh. Cuộc xung đột cũng đồng thời đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu và khí đốt, gây ra tình trạng người tị nạn ồ ạt chạy đến đến châu Âu cũng như tạo điều kiện cho các nhóm phiến quân và khủng bố tận dụng sự hỗn loạn để tấn công.

Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) dưới sự chỉ huy của tướng Khalifa Haftar - người ủng hộ một chính quyền được dựng lên ở miền Đông đất nước đã tiến đánh vào Tripoli hồi tuần trước từ phía Tây - nơi có trụ sở chính phủ được quốc tế công nhận. LNA ghi nhận ít nhất 19 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ. LNA đã thực hiện các cuộc không kích vào phía Nam thành phố khi tìm cách tiến vào trung tâm từ sân bay dừng hoạt động.

LNA và quân đội chính phủ Libya giao tranh quyết liệt. Ảnh minh hoạ: Getty

Đáp lại, chính phủ Tripoli của Thủ tướng Fayez al-Serraj gọi hành động của LNA là “tội ác chiến tranh”, thừa nhận 11 binh sĩ đã tử vong nhưng không tiết lộ là lính của bên nào. Trong khi đó, LHQ cho biết 2.800 người đã phải di dời do xung đột và hàng ngàn người khác bị mắc kẹt.

Thủ tướng al-Serraj (59 tuổi) vốn xuất thân từ một gia đình kinh doanh giàu có đã điều hành chính phủ Tripoli từ năm 2016 như một phần của thỏa thuận được Mỹ hậu thuẫn. LNA là tổ chức liên minh với một chính quyền ở phía Đông Libya nhưng có trụ sở tại Benghazi đã chiếm khu vực miền Nam giàu dầu mỏ vào đầu năm 2019 trước khi tiến về thủ đô đất nước ở vùng ven biển.

Trong một dấu hiệu cho thấy tình hình ngày càng xấu đi, lực lượng quân sự Mỹ hỗ trợ Bộ Tư lệnh châu Phi của nước này đã di tản khỏi Libya. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra lời kêu gọi quốc tế mới nhất để tiến hành các cuộc đàm phán để kết thúc cuộc chiến. “Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi phản đối cuộc tấn công quân sự của lực lượng Khalifa Haftar và thúc giục họ ngay lập tức dừng hoạt động quân sự nhằm vào thủ đô Libya”, ông nói.

Lực lượng Mỹ vội vã rút quân. Ảnh: CNN

Phái đoàn Mỹ đến Libya đồng thời kêu gọi hai bên ký kết một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 2 giờ tại khu vực xung đột để sơ tán dân thường và cứu chữa những người bị thương. Tuy nhiên, dường như lời kêu gọi đã không được chú ý.

Về phần mình, các lực lượng ủng hộ chính phủ ở Tripoli loan báo về chiến dịch của họ mang tên “Núi lửa giận dữ” nhằm bảo vệ thủ đô. Động thái này đã khiến LHQ bị bất ngờ và gây khó khăn thêm cho kế hoạch tìm giải pháp đạt một thỏa thuận chung để hướng tới một cuộc tổng tuyển cử nhằm giải quyết tình trạng bất ổn kéo dài ở Libya.

Tướng Haftar tự nhận mình là kẻ thù của chủ nghĩa cực đoan nhưng bị chính phủ Libya xem là một nhà độc tài mới trong theo sau cố lãnh đạo Gaddafi - người từng lãnh đạo đất nước suốt 4 thập kỷ. Theo báo cáo của LHQ, lực lượng của ông Haftar nhận được sự hậu thuẫn của Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). LNA cũng cho biết họ có 85.000 người, với lực lượng tinh nhuệ gọi là Saiqa (Lightning) với khoảng 3.500 người.

Kể từ khi phiến quân được NATO hậu thuẫn lật đổ nhà độc tài Gaddafi, Libya đã trở thành điểm trung chuyển cho hàng trăm ngàn người di cư trên sa mạc Sahara với hy vọng đến được châu Âu.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNBC)

Tin nổi bật