Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nội chiến ác liệt ở Libya khiến hơn 2.000 người phải đi sơ tán

(DS&PL) -

Ít nhất 2.200 người dân đã phải đi sơ tán do cuộc chiến ở phía nam thủ đô Tripoli của Libya kể từ ngày 4/4 vừa qua.

Ít nhất 2.200 người dân đã phải đi sơ tán do cuộc chiến ở phía nam thủ đô Tripoli của Libya kể từ ngày 4/. Rất nhiều người khác cũng bị mắc kẹt hoặc không thể tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp.

Liên Hợp Quốc cho hay, ít nhất 2.200 người dân đã phải đi sơ tán do cuộc chiến ở phía nam thủ đô Tripoli của Libya kể từ ngày 4/4 vừa qua và nhiều người đã bị mắc kẹt hoặc không thể tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp.

Liên Hợp Quốc cho biết, chiến sự leo thang ở Tripoli sẽ khiến một số lượng lớn người dân phải đi sơ tán. Các cơ quan viện trợ và cứu trợ của Liên Hợp Quốc có đủ nguồn cung cấp y tế cho hơn 210.000 người và đủ trong ba tháng.

Các phương tiện quân sự tại khu vực Tajura, phía đông Tripoli, ngày 6/4 - Ảnh: Reuters

Trong diễn biến có liên quan, phát biểu hôm 7/4 (giờ địa phương), ông Pomeo cho biết Washington "quan ngại sâu sắc" về nguy cơ chiến tranh tại Tripoli, thủ đô được cả thế giới công nhận của Libya.

Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích động thái quân sự của ông Haftar đang gây nguy hiểm cho người dân và phá bỏ mọi nỗ lực giải quyết tranh chấp trong hòa bình, đồng thời nhấn mạnh sẽ "không có giải pháp quân sự đối với xung đột ở Libya".

"Chúng tôi phải nói rõ rằng chúng tôi phản đối cuộc tấn công quân sự của lực lượng do Khalifa Haftar đứng đầu, cũng như yêu cầu quân đội này dừng ngay lập tức kế hoạch tấn công vào thủ đô của Libya", ông nói.

Libya hiện vẫn đang trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ chế độ của nhà độc tài Muammar Gaddafi.

Tại đây đang tồn tại hai chính quyền ở miền Đông và miền Tây, với các lực lượng vũ trang riêng. Cụ thể, LNA trung thành với Tướng Haftar ủng hộ chính quyền miền Đông đối trọng lại với GNA ở miền Tây do Liên hợp quốc hậu thuẫn.

Mặc dù hai bên đã ký thỏa thuận chính trị do Liên hợp quốc bảo trợ vào cuối năm 2015, nhưng Libya vẫn chưa đạt được quá trình chuyển tiếp dân chủ.

Hiện tại, GNA vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội, mà vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ của các nhóm vũ trang để bảo vệ thủ đô

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật