Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sau Libya, súng lại nổ ở Sudan: Quân đội bảo vệ hàng ngàn người biểu tình

(DS&PL) -

Binh sĩ Quân đội Sudan đã can thiệp để bảo vệ người biểu tình sau khi lực lượng an ninh cố gắng phá vỡ cuộc biểu tình chống chính phủ tại trung tâm Khartoum.

Ngày 8/4, Binh sĩ Quân đội Sudan đã can thiệp để bảo vệ người biểu tình sau khi lực lượng an ninh cố gắng phá vỡ cuộc biểu tình chống chính phủ tại trung tâm Khartoum.

[presscloud]9007[/presscloud]

Các nhân chứng cho biết cảnh sát chống bạo động và các nhân viên mật vụ đã cố gắng đẩy lui những người biểu tình bằng xe bán tải và đạn hơi cay nhằm giải tán đám đông ước tính khoảng 3000 người, tập trung bên ngoài khu vực nhà Tổng thống, cũng là nơi đặt trụ sở Bộ Quốc phòng, chỉ huy quân đội và trụ sở an ninh.

Ngay sau đó những người lính Sudan đang canh gác Bộ Quốc phòng Sudan đã ra khỏi vị trí để bảo vệ những người biểu tình và bắt đầu đấu súng giữa với lực lượng an ninh trung thành với Tổng thống Omar al-Bashir.

Lực lượng an ninh sau đó được cho là "đã rút lui mà không bắn trả" và các binh sĩ tiếp tục được triển khai, trong khi những người biểu tình dương cao lá cờ của Sudan và những biểu ngữ đòi “tự do, hòa bình và công lý”.

Phía chính phủ nói rằng không có thương vong sau vụ nổ súng, tuy nhiên những hình ảnh ở thực địa cho thấy một người lính Sudan đã bị thương và thiệt mạng sau khi được đưa tới bệnh viện.

Binh sĩ Sudan đang khóc thương đồng đội đã thiệt mạng trong cuộc đấu súng trước cửa Bộ Quốc Phòng tại Khartoum ngày 8/4. Ảnh: darfur24.com

Trong khi đó, Reuters trước đó đưa tin cho hay các nhân viên y tế của Sudan đã hoạt động “hết công suất” trong các cuộc biểu tình kéo dài suốt hơn 3 tháng qua khiến hàng chục người chết.

Bộ trưởng Bộ Thông tin Sudan Hassan Ismail, phát ngôn viên của chính phủ cũng đưa ra những tuyên bố mâu thuẫn: "Đám đông trước Bộ Quốc Phòng đã giải tán hoàn toàn, theo cách không gây thương vong cho các bên. Bộ máy an ninh đã kết hợp chặt chẽ, làm việc tích cực và hài hòa".

Các nhà hoạt động ở Sudan cho biết lực lượng vũ trang nước này từng có thời kỳ ủng hộ những cuộc biểu tình chống lại các nhà cai trị chuyên quyền, bao gồm cả việc chống lại Tổng thống Nimeiri 34 năm trước.

Sự sụp đổ của chính quyền Nimeiri đã mở ra con đường cho các cuộc bầu cử quốc gia và một chính phủ dân sự mà Bashir đã lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự hồi năm 1989. Ông Bashir sau đó được bầu làm tổng thống trong các cuộc bỏ phiếu bị cho là thiếu cả công bằng lẫn tự do.

Người biểu tình đụng độ lực lượng an ninh. Ảnh Reuters. 

Làn sóng phản đối ông Bashir nổi lên từ này 19/12/2018, được châm ngòi bởi việc tăng giá cả cũng như thiếu tiền mặt, vốn là thách thức bấy lâu trong thời kỳ “cai trị” lâu dài của ông này.

Tháng 2/2019, ông Bashir tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại đất nước 40 triệu dân này, sa thải nhiều quan chức chính phủ và thống đốc các bang.

Ông này từng bị các công tố viên quốc tế truy nã với cáo buộc tội các chiến tranh liên quan đến việc dập tắt một cuộc nổi dậy vũ trang ở khu vực Darfur miền Tây nước này năm 2003. Sudan phủ nhận cáo buộc về tội ác chiến tranh này.

Theo báo cáo phân đoạn an ninh lương thực tích hợp (IPC) được thực hiện bởi Chính phủ Nam Sudan, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP),  khoảng 7 triệu người dân Nam Sudan, tức hơn một nửa dân số nước này có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trong giai đoạn giáp hạt kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 tới.

Đám đông biểu tình tại Sudan. Ảnh: Reuters

Mộc Miên (Theo Reuters)

Tin nổi bật