Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xin đừng đối xử tầm thường với đứa con tinh thần của nhạc sĩ!

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đừng đối xử tầm thường với đứa con tinh thần của các nhác sĩ mà hãy tuân thủ và tôn trọng pháp luật trong đó có luật bản quyền, tác quyền.

(ĐSPL) - Khó khăn lắm người nhạc sĩ mới cho ra được một tác phẩm âm nhạc, một đứa con tinh thần, mà đặc biệt là những tác phẩm âm nhạc có giá trị cao. Vì vậy, đừng đối xử tầm thường với đứa con tinh thần của họ mà hãy tuân thủ và tôn trọng pháp luật trong đó có luật bản quyền, tác quyền.

Nhu cầu hưởng thụ những tác phẩm nghệ thuật thì ai cũng đòi hỏi từng ngày, nhưng trong số chúng ta có biết rằng những tài sản mà chúng ta đang hưởng thụ là cả một cố gắng và thách thức của người sáng tạo ra nó. Vậy nhưng, đêm diễn Khánh Ly in đã diễn ra trong thời gian vừa qua có phải là một thách thức từ nhà tổ chức biểu diễn cho đến cả danh, ca sĩ Khánh Ly đối với việc thực thi nghĩa vụ dân sự về bản quyền tác giả?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly và ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Cần nhiều thứ hay chỉ một tấm lòng …

Khánh Ly đã bộc bạch rằng “Trịnh Công Sơn hỏi chị sống trong đời sống cần có cái gì, thì Khánh Ly lúc đó còn ngây ngô rằng… cần nhiều thứ…”. Quả nhiên, người thật ngây ngô tội nghiệp đó mới là Trịnh, bởi ông chỉ cần có mỗi tấm lòng, để làm gì, để đừng đối xử thờ ơ với những tác phẩm của mình, với những người được quyền thừa kế theo luật pháp mà lẽ ra căn cứ các điều luật dân sự và pháp luật về bản quyền tác giả, đó là quyền độc quyền đối với tài sản trí tuệ mà những người thừa kế có quyền độc quyền cho hay không cho phép người khác thực hiện biểu diễn đối với tài sản do mình thừa kế. 

Lẽ ra sau cái đêm Khánh Ly in Hà Nội, Khánh Ly thừa biết những căn thẳng trong việc đấu tranh đòi pháp lý về bản quyền giữa một bên là Trung tâm bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và một bên là những người tổ chức cho đêm diễn đó, thì Khánh Ly phải lên tiếng phản đối. Mà đúng nhất là Khánh Ly chọn giải pháp không biểu diễn nữa nếu người đại diện của cô chưa sòng phẳng dù ít nhiều về vấn đề phí tác quyền hoặc trực tiếp với những người thừa kế hoặc gián tiếp nếu có qua VCPMC. Bởi, nếu không thuận bán thì đừng mua.

Nhạc Trịnh đã quá nổi tiếng, và đương nhiên VCPMC cũng như gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhu cầu xã hội cũng không yêu cầu phải phổ biến cho bằng được các tác phẩm của Trịnh để tuyên truyền cổ động hay phục vụ sự nghiệp chính trị gì hơn cả,…

Vậy mà Khánh Ly vẫn trực tiếp biểu diễn các tác phẩm khi không được phép của chủ sở hữu, mà ở đây là VCPMC vì VCPMC đã được ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ủy quyền về vấn đề tác quyền các sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ năm 2009 thì rõ ràng ở đây Khánh Ly là một trong những người trực tiếp xâm phạm quyền tác giả chứ không phải là người liên đới chịu trách nhiệm trong vấn đề này.

Thách thức sáng tạo

Đối với đơn vị tổ chức đêm diễn. Như các quyền độc quyền đã nói ở trên, để tuân thủ pháp luật thì đơn vị tổ chức phải có văn bản đồng ý cho phép của chủ sở hữu tác phẩm. Và cơ quan cấp phép biểu diễn cũng vậy, phải có xác nhận cho phép sử dụng, khai thác tác phẩm thì mới cấp phép.

Dù rằng những phức tạp về văn bản rườm rà. Nhưng nên lưu ý, những vụ việc như thế này thì người chưa đọc luật bao giờ họ cũng thừa biết, đó là việc lấy tài sản bất hợp pháp của người khác ra biểu diễn (kinh doanh) để thu tiền thì đương nhiên là vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm rõ rành rạch vậy thì không thể qua mặt được cơ quan quản lý nhà nước về cấp phép biểu diễn. Cũng cần phải nói thêm, việc cấp phép biểu diễn đối với chương trình ca nhạc nghệ thuật cái cốt lõi là xét duyệt những thuần phong, mỹ tục và văn hóa… Vậy việc một đơn vị tổ chức sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ một cách bất hợp pháp là nằm ngoài các chuẩn mục đạo đức về văn hóa xét duyệt chăng ?!

Càng nghiêm trọng hơn, khi đơn vị tổ chức, cũng như Khánh Ly và cả những người hòa âm phối khí trợ giúp cho đêm diễn thờ ơ pháp luật cả khi cơ quan thực thi pháp luật nhà nước là Thanh tra sở cũng đành phải đứng ngoài nhìn khi họ vin vào lý do không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thù lao vì không đủ chữ ký yêu cầu của 5 thành viên thừa kế nhà họ Trịnh.

Điều đó các cơ quan thực thi pháp luật không cần quan tâm, thậm chí cả ý chí của một trong 5 người đồng thừa kế phản đối hoặc là cái hợp lý của văn bản ủy quyền ấy cho VCPMC như thế nào đi nữa, mà hãy xét thấy rằng trong số các tác phẩm được biểu diễn này không có sự đồng ý chấp thuận của những người thừa kế và không nằm trong trường hợp ngoại lệ là không được phép áp dụng quyền sử dụng tác phẩm đã công bố mà không xin phép rồi trả tiền sau. Chừng ấy cũng đã đủ cho các cơ quan thực thi cưỡng chế, cho dừng biểu diễn rồi.

Từ Hiến pháp năm 1946 cũng đã khẳng định nhà nước bảo hộ quyền tác giả và hiện nay bộ luật dân sự, hình sự, luật sở hữu trí tuệ, các nghị định, thông tư cũng cụ thể hóa điều đó, chưa nói đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia…

Thế nhưng, một công dân hay một tổ chức nào đó bất chấp nghĩa vụ với tác giả thì liệu rằng trong tương lai chúng ta có còn được tiếp tục thụ hưởng những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao nữa hay không, hay là những nhà tổ chức và cả những người biểu diễn họ là những người mặc nhiên được khai thác với danh nghĩa là người có công phổ biến tác phẩm đến công chúng.

Là người ngưỡng mộ giọng ca Khánh Ly khi nghe nhạc Trịnh, có sáng tác âm nhạc, và cũng là người đang làm công tác về bản quyền tác giả, tôi thường xuyên tiếp xúc nhiều nhạc sĩ, tôi luôn thấu hiểu những khó khăn lắm mới sáng tác được một tác phẩm âm nhạc, có người xem đây là một nghề sáng tạo kiếm cơm, rồi có nhạc sĩ phải tiết kiệm từng đồng để hòa âm phối khí vô cùng tốn kém…

Vậy, xin đừng đối xử tầm thường với đứa con tinh thần của họ mà hãy tuân thủ và tôn trọng pháp luật để không những đền đáp xứng công mà còn sâu sắc hơn nữa là "sống trong đời sống cần có một tấm lòng…"

Tin nổi bật