Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xã có 42 người nhiễm HIV: Dịch HIV đã có từ trước

(DS&PL) -

Đã có 42/6.600 người dân tại xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ nhiễm HIV, tỉ lệ người nhiễm/số dân ở Kim Thượng gấp 2,5 lần trung bình chung cả nước.

Đã có 42/6.600 người dân tại xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ nhiễm HIV, tỉ lệ người nhiễm/số dân ở Kim Thượng gấp 2,5 lần trung bình chung cả nước và là khu vực có người mắc cao (đứng thứ 2 về số người nhiễm HIV của huyện Tân Sơn).

Người dân ở đây xôn xao và nghi ngờ họ nhiễm bệnh do dùng chung bơm kim tiêm. Câu hỏi đặt ra là dịch HIV tại Kim Thượng có nguồn gốc từ đâu, có phải do dùng kim tiêm chung và làm thế nào để phòng lây truyền HIV?

Cuộc họp báo tại Phú Thọ hôm 13/8 về vụ 42 người nhiễm HIV ở Phú Thọ

Nghiên cứu dịch tễ về dịch HIV ở Kim Thượng

Theo ông Nguyễn Hoàng Long – cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, những người nhiễm HIV đầu tiên đã ghi nhận ở Kim Thượng từ năm 2012 và ngày càng gia tăng về số nhiễm mới, số tử vong so AIDS trong những năm gần đây. ‘’Đã có 5 người tử vong do AIDS ở Kim Thượng từ năm 2015 đến nay, tỉ lệ nhiễm ở đây gấp 2,5 lần tủng bình toàn quốc và dịch đã có từ lâu, cần kiểm soát dịch sớm, ông Long cho hay.

Về nghi ngờ người dân nhiễm HIV thông qua việc dùng chung bơm kim tiêm, ông Long cho rằng chưa đủ cơ sở để kết luận nguồn lây nhiễm, do thời gian người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS cần 5-7 năm, đã có những người bệnh AIDS và tử vong tại Kim Thượng mới đi khám và tiêm truyền tại nhà y sĩ trong vùng được 6 tháng, như vậy việc lây nhiễm không phải do dùng chung bơm kim tiêm nhà y sĩ kể trên.

Ông Hoàng Đình Cảnh, phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan chức năng và Tổ chức Y tế thế giới thực hiện nghiên cứu dịch tễ về dịch HIV ở Kim Thượng. Trong đó, cần rà soát các đường lây và các yếu tố liên qua, như tình trạng người dân đi làm ăn xa, tệ nạn mại dâm, nghiện chích ma túy… Trong số 42 người mắc bệnh có một em bé 18 tháng tuổi, cha mẹ bé không nhiễm HIV chứng tỏ không phải lây từ mẹ sang con, như vậy bé bị lây nhiễm có thể qua đường máu (tiêm, truyền chung bơm kim tiêm) hay tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh trong khi bé bị trầy xước ngoài da. Việc này cần thời gian để làm rõ.

Phòng dịch như thế nào?

Theo ông Long, HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu có hiểu biết đúng về căn bệnh này. Cụ thể là dự phòng lây nhiễm bằng tính dục an toàn, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, sử dụng bơm kim tiêm sạch hay điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone. Nếu không may nhiễm HIV thì phải điều trị ARV ngay để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và giảm ngay nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Trước đây phải xem xét nhiều chỉ số, trong đó có chỉ số CD4 ở người nhiễm HIV, nếu giảm thấp mới cho điều trị ARV (thuốc kháng virus), nhưng mục tiêu hiện nay là tiến tới 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc. Khi đó tải lượng virus cũng sẽ giảm và giảm tới 95% nguy cơ lây nhiễm ra bạn tình qua quan hệ tình dục và công cộng.

Với vụ việc ở Kim Thượng, ông Long cho biết sẽ mở rộng xét nghiệm miễn phí cho người dân để phát hiện người nhiễm nếu có, cấp thuốc miễn phí cho người đã được phát hiện mắc bệnh, trước mắt cấp hằng tháng, tiến tới cấp mỗi 3 tháng để người bệnh điều trị tại nhà. Theo ông Long, nếu được chăm sóc và điều trị đúng, người nhiễm HIV có tuổi thọ tương đương với người bình thường.

HIV là bệnh có đường lây đặc thù: quan hệ tình dục với người nhiễm mà không có phương tiện phòng hộ, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm, lây truyền từ mẹ sang con hay tiếp xúc với dịch tiết của người nhiễm ở các vị trí bị sây sát trên da.

Theo Lan Anh/Tuổi trẻ

Tin nổi bật