Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Virus HIV sống được bao lâu trong bơm kim tiêm?

(DS&PL) -

Virus HIV tồn tại ngoài không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 trong không quá 5 phút, ở các giọt máu khô từ 2 - 7 ngày và trong xác chết bệnh nhân AIDS là 72 giờ.

Virus HIV tồn tại ngoài không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 trong không quá 5 phút, ở các giọt máu khô từ 2 - 7 ngày và trong xác chết bệnh nhân AIDS là 72 giờ.

HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục, đường máu, dùng chung kim tiêm và từ mẹ sang con. Bệnh do virus gây nên, giai đoạn đầu hay gọi là giai đoạn cửa sổ, 80% bệnh nhân không có triệu chứng gì. Khoảng 20% người bị mắc có các biểu hiện cơ thể mệt mỏi, sút trên 10% cơ thể, tiêu chảy, sốt kéo dài, nổi hạch cơ thể, phát ban đỏ ngoài da…

HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường. HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này rất yếu và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể. HIV rất dễ chết khi ở ngoài cơ thể.

Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi HIV có thể sống được một thời gian bên ngoài cơ thể và có nhiều nhân viên y tế phơi nhiễm với dịch cơ thể nhiễm HIV nhưng chưa từng có báo cáo nào về lây truyền HIV do tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các dịch cơ thể khác bị rơi rớt.

Trong kim tiêm đã sử dụng, virus HIV sống được khoảng 48h - 7 ngày (tùy trường hợp). Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhận thức về khả năng sống của HIV trong dịch cơ thể sẽ khuyến khích việc giám sát các quy trình kiểm soát nhiễm trùng.

Virus HIV tồn tại ngoài không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 độ trong không quá 5 phút, các giọt máu khô từ 2 - 7 ngày và trong xác chết bệnh nhân AIDS là 72 giờ.

Ngoài ra, với máu của người có HIV rơi trên đường, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì virus HIV chỉ tồn tại được trong 30 phút. Nếu máu rơi trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể sống được 48h - 1 tuần.

Trong kim tiêm đã sử dụng, virus HIV tồn tại được khoảng 2 - 7 ngày (tùy trường hợp). Vì trong kim tiêm, máu được lưu trữ tốt hơn.

Sự tiếp xúc trực tiếp với máu của một người nhiễm HIV qua da lành không cho nguy cơ cao gây nhiễm bệnh.

Virus HIV có thể xâm nhập qua lớp biểu bì của da (có 3 lớp biểu bì, trung bì và hạ bì) khi bị tổn thương do giẫm phải kim tiêm chích hoặc bị xây xát da do dụng cụ có máu nhiễm HIV.

Khả năng lây nhiễm có thể xảy ra khi máu bị nhiễm virus HIV bắn vào mắt, niêm mạc mũi miệng hoặc trên da không lành lặn.

Đồng Trang (T/h)

Tin nổi bật