Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ nổ súng bắn chết người: Khi nào CSGT được phép nổ súng?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Cần phải xem xét hành vi mang súng theo người của ông Phong có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

(ĐSPL) - Cần phải xem xét hành vi mang súng theo người của ông Phong có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

Đại úy CSGT liên quan vụ nổ súng bắn chết người

Khoảng 21h ngày 24/5, tại khu vực thôn Trạm Bạc (xã Lê Lợi, An Dương) xảy ra vụ xô xát giữa hai nhóm thanh niên, làm anh Bùi Đức Ngọc (35 tuổi, ở phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng) bị bắn chết.

Theo nhiều nhân chứng kể lại, tại một quán thịt chó ở thôn Trạm Bạc xảy ra mâu thuẫn giữa hai thanh niên. Sau khi to tiếng và ẩu đả, cả hai gọi điện cho đồng bọn đến tiếp ứng. Khoảng 21h, một nhóm thanh niên mang theo dao kiếm đến đuổi đánh bất kỳ ai mà chúng thấy, trong số đó có ông Lương Văn Phong, Đội phó đội CSGT huyện An Dương.

Lúc này Bùi Đức Ngọc cầm kiếm truy đuổi ông Phong. Thấy nguy hiểm, ông Phong bỏ chạy nhưng bị Ngọc dùng kiếm đuổi theo, chém nhiều nhát hụt sau lưng. Khi chạy đến ô tô của mình, ông Phong rút súng ra bắn một phát vào người Ngọc, khiến nạn nhân chết ngay tại chỗ.

Khu vực thôn Trạm Bạc, huyện An Dương nơi xảy ra vụ án mạng là địa bàn khá phức tạp, có Khu công nghiệp Tràng Duệ với nhiều nhà nghỉ, quán nhậu cùng nhiều khu nhà trọ cho công nhân thuê.

Một nhân chứng cho biết: “Đang ở trong nhà, thấy tiếng la hét náo loạn ở ngoài đường, tôi vội chạy ra xem sự thể thì thấy một nhóm người đi 3-4 xe taxi đến, tay cầm dao, kiếm đuổi chém một số người dân trong đó có anh Phong, là bạn của con trai tôi. Lúc đó, anh Phong không mặc cảnh phục, vừa chạy vừa hô: “Công an đây” nhưng những người này vẫn không buông tha. Sau khi bị chém một nhát vào vai, anh Phong chạy đến chiếc xe ô tô của mình, lấy được khẩu súng để bên trong, chĩa súng ngược lại về phía sau”.

Sau tiếng súng nổ, người vung kiếm chém từ phía sau bị trúng đạn vào vùng ngực, buông kiếm và ôm ngực bỏ chạy được khoảng hơn 10m thì ngã gục. Thấy đồng bọn trúng đạn, nhóm người vội vã lên xe taxi bỏ chạy.

Chuyên mục nêu ra vụ việc trên để bạn đọc cùng trao đổi. Nếu có đủ bằng chứng chứng minh ông Phong đã nổ súng làm chết người thì vị Đại úy công an này có bị pháp luật xử lý không? Nếu có thì xử lý như thế nào?

Để khép lại phần tranh tụng đối với vụ việc trên, trong số báo này, ĐS&PL xin giới thiệu bài viết của luật gia Cao Tuân nêu quan điểm phải xem xét việc ông Phong sử dụng súng trong trường hợp này có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?


Khi nào CSGT được phép nổ súng?

Theo lời các nhân chứng có mặt tại hiện trường, khi xảy ra vụ việc ông Phong mặc thường phục (không phải là đang thi hành công vụ). Do đó, cần phải xem xét hành vi mang súng theo người của ông này có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

Khoản 1, Điều 234, BLHS quy định về tội Vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau: Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Người thi hành công vụ (ở đây là CSGT) cũng có thể nổ súng (vũ khí) khi đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn... Tuy nhiên, trong trường hợp này, đối tượng Ngọc không phải là người vi phạm giao thông và ông Phong cũng không phải là cán bộ đang thi hành công vụ.

Vụ việc này có nhiều uẩn khúc và khá nhạy cảm (do ông Phong đang công tác trong ngành công an). Do đó, chúng ta chỉ nên đưa ra kết luận cuối cùng sau khi vụ việc đã được điều tra, làm rõ.

Luật Gia Cao Tuân

Truy bắt xã hội đen gây ra vụ nổ súng kinh hoàng ở Vinh

Tin nổi bật