Theo thông tin được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội, uống nước gừng ấm vào sáng sớm không chỉ giúp cho máu lưu thông tốt hơn mà còn giúp giảm đáng kể nguy cơ tai biến, đột quỵ.
Ăn gừng thường xuyên giúp giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Gừng cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ và cơn đau tim bằng cách cải thiện lưu thông máu và làm gia tăng lượng cholesterol tốt, HDL trong máu.
Tuy nhiên, theo Lương y Nguyễn Thúy, cách làm này là chưa đúng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Gừng được xem là loại dược thảo quý từ thời xa xưa, có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, nhưng cần phải tìm hiểu cơ thể mình và sử dụng gừng một cách hợp lý. Ảnh minh họa.
Gừng được xem là loại dược thảo quý từ thời xa xưa, có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, nhưng cần phải tìm hiểu cơ thể mình và sử dụng gừng một cách hợp lý, không nên nghe theo cách chữa bệnh truyền tai nhau, không có căn cứ khoa học.
Với người bị huyết áp thấp, người bình thường không có bệnh lý thì việc ăn, uống gừng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với những người bị tăng huyết áp, thường xuyên ăn, uống gừng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhất là khi uống gừng vào đúng thời điểm huyết áp lên cao, nó sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Vậy nên, người đang có vấn đề về sức khỏe, muốn sử dụng gừng cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ để không gây hại cho cơ thể, thông tin trên VTC News.
Dưới đây là một số trường hợp tuyệt đối không được sử dụng gừng theo bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM):
- Bị âm hư
Tình trạng âm hư là hội chứng thể chất khô nóng, biểu hiện là tay chân phát nhiệt, lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, thường xuyên khát nước, bình thường miệng khô, mắt khô, mũi khô, da khô, trong lòng phiền muộn, thường xuyên bực dọc, ngủ kém.
Gừng có vị cay, tính nóng, người bị âm hư ăn gừng sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.
- Nóng trong
Nếu như phổi nóng sẽ gây ra ho khan, dạ dày nóng sẽ sinh ra nôn mửa, miệng hôi, trĩ… Ảnh minh họa.
Nếu như phổi nóng sẽ gây ra ho khan, dạ dày nóng sẽ sinh ra nôn mửa, miệng hôi, trĩ… Cùng với những người bị các vết thương lở loét, những người mắc các bệnh nóng trong như trên đều không thích hợp ăn gừng. Nếu muốn ăn gừng, nhất định phải phối hợp với dược liệu có tính lạnh để trung hòa với tính nóng của gừng.
- Viêm gan
Ăn gừng có thể khiến gan bị nóng. Muốn kiềm chế tính nóng của loại thức ăn này, nên dùng tới một số thực phẩm có tác dụng làm dịu gan, dùng thuốc lưu thông khí huyết, ví dụ như sơn tra, hoa cúc dùng để pha trà.
Thức uống như vậy có thể tiêu trừ tính nóng của gừng, cũng không gây hại cho cơ thể.
Người xưa có câu "buổi sáng ăn gừng giá trị như uống nhân sâm, buổi tối ăn gừng chẳng khác nào uống thạch tín".
Vì thế, buổi sáng ăn gừng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn gừng vào buổi tối, bởi gừng có vị cay nóng, có chứa dầu dễ bay hơi, nhựa dầu và tinh bột dễ khiến con người nổi giận và làm cho cơ thể mệt mỏi, theo Dân Trí.