1. Nguyên nhân gây ho hậu COVID-19
Ho là phản xạ cần thiết bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Bình thường, khi phát hiện ra virus hoặc những vật thể lạ, các dây thần kinh cảm giác sẽ kích hoạt cảm biến ho ở vùng tủy của não, từ đó kích hoạt các cơ xung quanh đường hô hấp để đẩy vật thể lạ ra ngoài.
Ở bệnh nhân COVID-19, virus có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm mục tiêu vào các dây thần kinh cảm giác như một phần của bệnh nhiễm trùng, do đó gây nên những cơn ho.
Ảnh minh họa.
Với ho khan, triệu chứng thường xuất hiện khi người bệnh nhiễm virus. Chúng xâm nhập và gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến ho khan. Đặc biệt, nếu người bệnh ho khan sau khi khỏi COVID-19, nhiều khả năng virus vẫn còn trong cơ thể và chưa hết hẳn. Một số người thậm chí có thể đã nhiễm virus đường hô hấp khác, dị ứng, khói thuốc, hoặc hóa chất.
Với ho có đờm, nguyên nhân thường do F0 có bệnh mạn tính về đường hô hấp như viêm phế quản hoặc viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn, theo Tri thức trực tuyến.
2. Cách điều trị ho hậu COVID-19
Với ho khan, người bệnh có thể sử dụng cách sau:
- Mật ong, bạc hà và các loại thảo dược: Các thành phần tự nhiên này có tác dụng giảm kích thích đường hô hấp, từ đó hạn chế tình trạng ho khan do virus. Chúng hiện cũng được sản xuất nhiều dưới dạng siro, kẹo, bổ phế,...
- Các loại thuốc giảm ho thông qua ức chế trung khu hô hấp: Những thuốc này thường chứa codein hoặc dextromethorphan.
+ Trong đó, thuốc giảm ho chứa hoạt chất codein chống chỉ định với trẻ em dưới một tuổi, người mắc bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.
+ Dextromethorphan chỉ định tốt cho trường hợp ho khan mạn tính. Hoạt chất này chống chỉ định cho người quá mẫn với thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị thuốc ức chế monoaminoxydase. Nhóm có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử hen, dị ứng cũng cần thận trọng.
- Các loại thuốc chống dị ứng nhóm kháng sinh histamin thế hệ cũ: Loại này có thể bao gồm 2 hoạt chất là alimemazin và diphenhydramin. Các loại thuốc này được chỉ định khi ho khan do dị ứng, kích thích, nhất là về ban đêm. Chúng cũng có tác dụng gây buồn ngủ. F0 khỏi bệnh có thể dùng giảm ho bổ phế kết hợp thuốc chống dị ứng thế hệ cũ.
Với ho đờm: Người bệnh sẽ phải được thăm khám để bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, thuốc long đờm.
Nếu dùng các biện pháp trên nhưng vẫn ho kéo dài, chúng ta có thể nghĩ đến nhiễm nấm. Lúc này, người bệnh sẽ cần bác sĩ chuyên khoa thăm khám và sử dụng thuốc chống nấm (thường hại gan) để điều trị triệt để.
Ảnh minh họa.
3. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống để phục hồi COVID-19
- Chất tăng cường miễn dịch hàng đầu là vitamin D, có nguồn gốc từ ánh sáng mặt trời, thuốc bổ sung và chất béo lành mạnh.
- Cần bổ sung protein bởi protein chịu trách nhiệm sản xuất tế bào miễn dịch.
- Chanh, dâu tây, cam là những nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng miễn dịch.
- Nhận axit béo omega-3 từ cá, hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia và kẽm từ các loại hạt, cua, các loại đậu.
- Cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách bổ sung sữa chua, collagen như nước hầm xương và súp gà, cùng với một số prebiotics như măng tây, tỏi, atisô và khoai tây.
- Kết hợp các nguồn giàu chất sắt như chà là, đu đủ, sung, thịt bò, thịt gà để xua tan mệt mỏi.
- Bao gồm các loại gia vị như gừng và nghệ để giảm viêm.
- Uống 8 - 10 ly hoặc tối đa 3 lít nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước.
- Ăn trái cây hàng ngày bao gồm ổi, táo, chuối, dâu tây, dưa lưới, bưởi, dứa, đu đủ, cam, nho đen.
- Ăn các loại rau tươi như ớt chuông xanh, tỏi, gừng, chanh, rau mùi, bông cải xanh, cùng với các loại đậu như đậu lăng.
- Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt như ngô chưa qua chế biến, yến mạch, lúa mì, kê, gạo lứt, hoặc các loại củ như khoai mỡ, khoai tây, khoai môn hoặc sắn để đáp ứng tỷ lệ chất xơ và chất béo lành mạnh, theo VOV.VN.
Linh Chi (T/h)