Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí Nga suy giảm?

(DS&PL) -

Ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí Nga, từng đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, đang có dấu hiệu suy giảm.

Từng là quốc gia lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu vũ khí, ngành công nghiệp ngày của Nga hiện đang có dấu hiệu suy giảm do hàng loạt lý do bao gồm chuyển giao công nghệ, sự cô lập quốc tế và chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Theo dữ liệu do Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 13/3 (giờ địa phương), xuất khẩu quốc phòng Nga đã giảm 31% trong vòng 5 năm qua, đe doạ ảnh hưởng vị trí của Nga với tư cách quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới.

Tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Nga đã giảm từ 22% xuống 16% trong giai đoạn 2013-2017 và 2018-2022. Con số này thấp hơn nhiều so với 40% tỷ trọng xuất khẩu của Mỹ, quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu vũ khí.

Dữ liệu mới nhất của SIPRI xác nhận báo cáo của Newsweek từ năm ngoái cho thấy một quỹ đạo ảm đạm đối với các nhà xuất khẩu quân sự của Nga. Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI, nhận xét: "Con số này sự quan trọng, nhưng đó không phải điều đáng ngạc nhiên. Sự sụt giảm này không chỉ vì những gì đang xảy ra ở Ukraine vào năm 2022 mà đó là điều bạn có thể dự đoán trước".

Ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí Nga bị ảnh hưởng từ trước chiến dịch quân sự đặc biệt. Ảnh: Newsweek 

Từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, phương Tây đã giáng nhiều đòn trừng phạt vào Nga. Năm 2022, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây một lần nữa nỗ lực cô lập Moscow trên trường quốc tế .

Trong khi đó, tỷ lệ thương vong và tổn thất thiết bị của Nga ở Ukraine cao đáng kinh ngạc đang gây áp lực cho các nhà sản xuất quốc phòng. Bên cạnh đó, diễn biến chiến sự còn cho thấy nền tảng vũ khí chủ chốt của Nga dường như không thể chống lại các loại vũ khí tiên tiến nhất của NATO được viện trợ cho Ukraine.

Denis Manturov, phó Thủ tướng Công nghiệp và thương mại của Nga, nói với Interfax vào tháng trước rằng một phần "đáng kể" vũ khí được sản xuất trong nước đang được chuyển đến các chiến trường ở Ukraine. "Việc cung cấp vũ khí cho họ là ưu tiên tuyệt đối của chúng tôi, nhưng ngay cả trong những điều kiện này, chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc với các đối tác từ các quốc gia thân thiện và thực hiện nghĩa vụ của mình", ông nói.

Tỏng khi đó, ông Wezeman chia sẻ: "Có nhiều vấn đề khác nhau mà Nga phải đối mặt. Tất nhiên, một là áp lực từ Mỹ và các nước khác - đã diễn ra từ năm 2014 - đối với các khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của Nga nhằm ngăn chặn họ mua hàng của Nga, đồng thời cung cấp cho họ công nghệ thay thế và vũ khí thay thế".

"Họ đã thực hiện chiến lược này một cách mạnh mẽ Ấn Độ, cũng như những nước khác. Họ đã làm điều đó với Indonesia, khiến Indonesia hủy bỏ đơn đặt hàng máy bay chiến đấu của Nga. Họ đã làm điều đó với Ai Cập. Ai Cập đã đặt hàng máy bay chiến đấu từ Nga và các đơn hàng đã biến mất. Tôi có thể thấy khá rõ ràng là Mỹ đang gây áp lực lên các nước khác", ông Wezeman tiếp tục.

Nhà phân tích lưu ý những vấn đề của Nga vốn đã tồn tại từ trước cuộc xung đột tại Ukraine. Ông Wezeman nhận định: "Họ đã phải đối mặt với vấn đề từ trước đó. Cuộc xung đột, tất nhiên cũng góp phần làm gia tăng áp lực từ Mỹ và các quốc gia khác, kiểu như: 'Đừng mua hàng của Nga. Bạn chọn ủng hộ chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi. Nếu bạn mua hàng của Nga, bạn có vẻ như bạn đang chống lại chúng tôi. Còn nếu bạn ủng hộ chúng tôi, có lẽ chúng tôi sẵn sàng cung cấp tất cả các loại công nghệ tuyệt vời'". 

Ông Wezeman lưu ý cách đây 2 năm, lời kêu gọi này có vẻ hơi khó hiểu nhưng giờ đây, rất nhiều quốc gia sẵn sàng làm điều này.

Các gói trừng phạt liên tiếp chưa từng có của phương Tây nhằm vào Nga cũng đang gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nền kinh tế Nga không bị suy giảm như dự kiến vào năm ngoái, nhưng thâm hụt ngân sách của Điện Kremlin đang ngày càng trầm trọng khi lợi nhuận xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của nước này giảm sút. Hơn 1.000 công ty nước ngoài đã rời khỏi Nga và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đang khiến các nhà sản xuất bản địa ngày càng gặp khó trong việc mua các linh kiện tiên tiến cần thiết cho hàng hóa và vũ khí công nghệ cao.

Minh Hạnh (Theo Newsweek) 

Tin nổi bật