Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tuyển sinh ĐH 2025: Xuất hiện loạt ngành học mới "cực hot" theo xu thế hiện đại

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Xu hướng đa ngành, đa lĩnh vực tiếp tục "lên ngôi" trong tuyển sinh đại học năm 2025, các trường đại học không ngừng đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo.

Định hướng phát triển ngành "mới toanh"

Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ giảm bớt phương thức tuyển sinh ĐH và thống nhất thực hiện 3 phương thức tuyển sinh ĐH, gồm: Xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT. Bên cạnh đó, Đại học Quốc gia TP.HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Về định hướng đào tạo năm 2025, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết các lĩnh vực then chốt được Đại học Quốc gia TP.HCM tập trung trong đào tạo và tuyển sinh gồm: Công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và các ngành đào tạo liên ngành, liên trường.

Đại học Quốc gia TP.HCM định hướng phát triển các ngành học mới liên quan đến năng lượng tái tạo, điện hạt nhân... Ảnh minh họa 

Cụ thể, Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục phát triển chương trình đào tạo liên ngành, liên trường phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội và đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Dự kiến năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ có thêm một số liên ngành mới như: công nghệ giáo dục, kinh tế đất đai, công nghệ nông nghiệp số, kinh doanh nông nghiệp số, công nghệ y - dược.

Thêm vào đó, Đại học Quốc gia TP.HCM định hướng phát triển các ngành học mới liên quan đến năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, logistics mới, phục vụ chiến lược phát triển quốc gia về năng lượng điện, cung cấp nhân lực phục vụ vận hành hệ thống đường sắt đô thị (metro), sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc Nam.

Được biết, Đại học Quốc gia TP.HCM hiện đang đào tạo 149 mã ngành đào tạo trình độ đại học. Trong đó, năm 2024, có 14 ngành học mới được mở để tuyển sinh và bắt đầu đào tạo tại 6 cơ sở đào tạo.

Bắt kịp lĩnh vực hot

Trong mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến mở các ngành mới liên quan lĩnh vực hot như công nghệ thông tin, kinh tế, trí tuệ nhân tạo... Theo VnExpress, các trường mở ngành học mới có thể kể đến như Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Luật TP.HCM, Đại học FPT,....

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM dự kiến mở 6 ngành, gồm: Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; Quản lý tài nguyên và môi trường (chuyên ngành môi trường và phát triển bền vững); Công nghệ tài chính; Quản trị kinh doanh; Vật lý kỹ thuật (định hướng công nghệ bán dẫn và cảm biến, đo lường); Công nghệ truyền thông (truyền thông số và công nghệ đa phương tiện).

Như vậy, số ngành đào tạo của trường là hơn 50. Dù chưa công bố chỉ tiêu từng ngành, tổng lượng tuyển dự kiến tăng so với mức hơn 6.000 của năm ngoái.

Xu hướng đa ngành, đa lĩnh vực tiếp tục "lên ngôi" trong tuyển sinh đại học năm 2025, các trường đại học không ngừng đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo. Ảnh minh họa 

6 ngành mới theo dự kiến của Đại học FPT là Công nghệ tài chính (Fintech), Tài chính ngân hàng số (Digital Banking and Finance), Tài chính doanh nghiệp, Tài chính đầu tư, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế.

Nhà trường cho biết đã khảo sát nhu cầu, yêu cầu của thị trường tuyển dụng để xây dựng chương trình, đảm bảo đầu ra.

Đại học Luật TP.HCM dự kiến mở ngành Tài chính ngân hàng và Kinh doanh quốc tế, tăng 800 chỉ tiêu so với năm ngoái. Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng phụ trách Đào tạo, hôm 27/12 cho biết việc mở ngành mới theo xu hướng phát triển, hướng đến đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

Khác với những trường trên, Trường Đại học Thương mại không ngành nhưng sẽ có 7 chương trình đào tạo mới thuộc nhóm định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế (IPOP), gồm: Quản trị thương hiệu (ngành Marketing), Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (Kiểm toán), Kinh tế và Quản lý đầu tư (Kinh tế), Luật kinh doanh (Luật kinh tế), Thương mại điện tử (Thương mại điện tử), Quản trị Hệ thống thông tin (Hệ thống thông tin quản lý), Tiếng Trung thương mại (Ngôn ngữ Trung Quốc). Dự kiến, mỗi chương trình tuyển 80-100 sinh viên.

GS.TS Nguyễn Hoàng Việt, Phó hiệu trưởng Đại học Thương mại , hồi tháng 10 nhận định các cử nhân sẽ gặp thách thức về sử dụng công nghệ, xử lý dữ liệu lớn (big data) cũng như đòi hỏi của các doanh nghiệp về kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, trường thay đổi tư duy xây dựng chương trình đào tạo, cập nhật nội dung gắn với thực tiễn, theo VnExpress. 

Tính đến thời điểm hiện tại, các đại học đang đợi quy chế tuyển sinh mới từ Bộ GD&ĐT, trước khi công bố phương án năm 2025.

Tin nổi bật