Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tranh cãi trò chơi "mang thai ảo" nhưng kiếm tiền thật khiến gen Z Trung Quốc "điên đảo"

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Trò chơi "mang thai ảo" đang gây sốt giới trẻ Trung Quốc khi có thể giúp tiết kiệm tiền và tích lũy kinh nghiệm sinh con. Tuy nhiên, điều này cũng gây tranh cãi khi nhiều người cho rằng người chơi có thể không muốn mang thai ngoài đời thật.

Thế hệ gen Z là những người sinh từ năm 1997 đến năm 2010, đây cũng chính là nhóm tuổi được chấp nhận chơi trò mang thai ảo này. Tham gia game này, người chơi có thể trải nghiệm một số thử thách, sự đau khổ và phấn khích khi sinh con. Họ phải lên kế hoạch mang thai của mình và phân bổ tiền cho các mục cần chi, theo SCMP.

Điểm hấp dẫn đặc biệt của trò chơi này là số tiền phải "tiêu" trong quá trình mang thai ảo sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng của họ dưới dạng tiết kiệm.

"Mang thai ảo" đang gây sốt với gen Z Trung Quốc. Ảnh minh họa

Lâu nay, giới trẻ Trung Quốc thích chạy theo các trào lưu trò chơi ảo, chẳng hạn như trò nuôi thú cưng Tamagotchi vài năm trước. Giờ đây, khi chi phí sinh hoạt thực tế tiếp tục tăng, thanh niên tìm cách tiết kiệm bất cứ khoản nào có thể. Đó là lý do khiến nhiều bạn trẻ quan tâm đến trò chơi mang thai ảo.

Game này vừa giúp họ học hỏi việc nuôi dạy em bé, vừa tiết kiệm một ít tiền mặt. Các chi phí mô phỏng trong trò chơi mang thai ảo bao gồm xét nghiệm, bổ sung axit folic, khám thai...

Tiểu Đinh, một phụ nữ thất nghiệp, tham gia trò chơi mang thai ảo từ tháng 9. Cô chọn nhân vật của mình là thai phụ mang bầu 3 tháng và đặt tên cho con là Tiki.

Trong bài đăng đầu tiên, cô viết: "Hôm nay tôi cảm thấy buồn nôn và muốn nôn. Hai tháng rồi tôi không có kinh nên mạnh dạn dự đoán rằng có thể mình đã có thai. Ngay lập tức tôi đặt mua một số que thử thai. Để đảm bảo độ chính xác, tôi mua ba cái với giá khoảng 30 nhân dân tệ (khoảng 100.000 đồng)".

Số tiền này sau đó được gửi dưới dạng tiền tiết kiệm vào tài khoản của Tiểu Đinh. Ngoài ra, cô gái gen Z này còn mua axit folic và ít súp đậu phụ cá diếc để bồi bổ, giá từ 10 đến 200 nhân dân tệ.

Trò chơi đã gây tranh cãi với một bộ phận người Trung Quốc. Ảnh minh họa

Chỉ trong hai tuần, số người theo dõi Tiểu Đinh đã tăng từ hàng chục lên hàng chục nghìn. Ở phần bình luận, nhiều người chia sẻ ảnh chụp màn hình giao dịch ngân hàng để theo kịp chuyện của cô.

Trang tin iFeng.com dẫn lời Tiểu Đinh: “Nhiều người nổi tiếng thông báo họ mang thai sau ba tháng. Tôi nghĩ có lẽ là do lúc đó bào thai đã ổn định”.

Một số người chơi trò mang thai ảo còn chọn "phiên bản nuôi dạy con cao cấp" liên quan đến các sản phẩm bổ sung sức khỏe nhập khẩu và bệnh viện tư nhân để tăng số tiền tiết kiệm được.

Tuy nhiên, người chơi cũng phải đối mặt với một số thách thức trong quá trình tương tác này. Một số người cho biết thu nhập hạn chế chỉ cho phép họ mô phỏng từng bà mẹ một, vì việc mô phỏng nhiều người hơn có thể khiến họ phá sản.

Một số khác chia sẻ, “chi phí” bất ngờ đôi khi khiến việc duy trì “thai kỳ” trở nên khó khăn, buộc họ phải “phá thai”.

Nhập vai trò chơi ảo có thể khiến thế hệ trẻ ngại sinh con ngoài đời thật. Ảnh minh họa

Cô Miaomiao, nhà thiết kế đồ họa 23 tuổi, sống tại Trùng Khánh, đã cân nhắc “đình chỉ” thai kỳ ảo sau 4 tháng. Trong thời gian đó, cô đã tiết kiệm thành công 2.050 nhân dân tệ (6,8 triệu đồng).

Tất nhiên, chi phí cho việc ‘phá thai’ cũng được tính vào tài khoản của tôi”, Miaomiao nói.

Chính điều này đã gây tranh cãi với nhiều người, trò chơi nhập vai tiết kiệm trực tuyến này không làm tăng mong muốn sinh con, nuôi dạy con cái ngoài đời thực của giới trẻ. Cô Xiaoding cho biết: “Giả vờ nuôi con chỉ là một cách để động viên mọi người tiết kiệm tiền. Và nhiều phụ nữ vẫn sợ hãi và dè dặt về việc sinh con”.

Cô Miaomiao cũng đồng tình với quan điểm trên. Cô nói: “Theo dõi quá nhiều về hành trình mang thai khiến tôi áp lực”.

Trò chơi nhập vai này cũng làm dấy lên các cuộc thảo luận của các bậc cha mẹ ngoài đời thực. Họ cho rằng việc làm cha mẹ thực sự phức tạp và tốn kém hơn những gì được mô phỏng trong trò chơi này.

Tôi sợ rằng những người đã trải nghiệm trò chơi nhập vai này càng không muốn có con nữa”, một người chia sẻ.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật