Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 16/7/2024: Căn bệnh khiến bé trai nổi phỏng nước toàn thân

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 16/7/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 16/7/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Căn bệnh khiến bé trai nổi phỏng nước toàn thân

VTC News đưa tin gần đây, khoa Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 2 trẻ sơ sinh mắc thủy đậu. Điều đáng chú ý, cả 2 bệnh nhân đều lây từ mẹ.

Trường hợp thứ nhất là bé trai 5 ngày tuổi ở Hà Nội. Mẹ của bé phát hiện bị thủy đậu vào ngày thứ 3 sau khi sinh và đã cách ly ngay với con. Tuy nhiên ngày thứ 5 sau khi chào đời, bé bắt đầu xuất hiện những biểu hiện của thủy đậu như nốt phát ban và phỏng nước toàn thân.

May mắn, sức khoẻ của bé tốt vì ăn bú được bình thường và không có biến chứng gì. Hiện các vết ban của bé đã se gần hết và không xuất hiện những nốt ban mới.

Trường hợp thứ 2 là bé trai 2 tháng tuổi ở Hà Nội. Cách ngày vào viện 3 ngày, bé bắt đầu xuất hiện những vùng nốt phỏng nước lan ra khắp mặt và toàn thân kèm theo ho, khò khè. Ban phỏng nước mọc nhiều mà lan nhanh, dầy đặc.

Bệnh nhi sốt đến 38 độ thì được người nhà đưa vào viện. Khi vào viện, bệnh nhi có tình trạng viêm phổi, kèm theo ban phỏng nước toàn thân. Bệnh nhi được cho dùng kháng sinh và thuốc kháng virus, khí dung. Hiện tại, các ban cũ của bệnh nhi đã se lại, không mọc ban mới và tình trạng viêm phế quản phổi đã ổn định.

Sức khoẻ của các bé bị lây thuỷ đậu từ mẹ hiện đã ổn định. Ảnh: VTC News

Bác sĩ CKI Lê Thu Trang - khoa Nhi Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, khi phát hiện trẻ trong giai đoạn sơ sinh mắc phải bệnh thủy đậu, cha mẹ nên đưa con đến khám sớm tại các cơ sở y tế, không nên tự điều trị tại nhà.

Nếu mẹ bị mắc thủy đậu trong giai đoạn đang cho con bú thì cần phải vệ sinh sạch sẽ bàn tay một cách thường xuyên, đeo khẩu trang để tránh vi khuẩn lây trực tiếp qua giọt bắn (nói chuyện, ho hắt hơi) hay dịch tiết từ nốt phỏng nước.

Đặc biệt, khi phát hiện trẻ dưới 6 tháng tuổi bị mắc thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất để trẻ được dùng thuốc kháng virus trong khung giờ vàng là 24 - 48 giờ đầu. Nếu dùng thuốc kháng virus muộn hơn 24 - 48 giờ thì phát ban của trẻ dễ bị biến chứng nặng hơn và nhiều hơn.

Tiêm chủng vaccine thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em, việc tiêm chủng vaccine thủy đậu càng quan trọng. Gia đình nên đưa trẻ tới các cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn và tiêm chủng vaccine theo quy đinh hiện hành.

Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm phòng vaccine thủy đậu, cần tiêm phòng sớm trong vòng 5 ngày sau đó. Người bệnh cần được cách ly để tránh để lây nhiễm cho những người trong gia đình, cũng như cộng đồng.

Nhập viện sau khi uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai nước ngọt

Theo VTV Times, một bệnh nhân 73 tuổi vừa được cứu sống sau khi uống nhầm phải dầu hoả do đựng trong vỏ chai nước ngọt.

Cụ thể, người nhà kể bệnh nhân có uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai nước ngọt, khoảng 100ml. Sau khi uống, bệnh nhân ho sặc sụa, hơi đau bụng, buồn nôn, được người nhà phát hiện kịp thời và nhanh chóng đưa vào viện cấp cứu.

Tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), các bác sĩ khẩn trương cấp cứu, giải độc cho bệnh nhân, bơm than hoạt, truyền dịch, dùng thuốc nhuận tràng, bao niêm mạc dạ dày, bài niệu.

Qua thăm khám, làm các xét nghiệm và nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, kết quả cho thấy: Viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét niêm mạc thực quản, bác sĩ chẩn đoán: Theo dõi ngộ độc dầu hỏa/ tăng huyết áp/ viêm niêm mạc dạ dày.

Sau xử trí, bệnh nhân được đưa lên khoa Nội tiếp tục theo dõi sát và điều trị theo phác đồ. Rất may, bệnh nhân được phát hiện sớm và đưa lên Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên kịp thời, đến thời điểm hiện tại bệnh nhân đã ổn định.

Bệnh nhân được phát hiện sớm và đưa lên Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên kịp thời. Ảnh: VTV Times

Bác sĩ CKI Nguyễn Đình Minh - khoa Nội khuyến cáo, để phòng tránh các tai nạn tương tự, cần phải bảo quản các chất này ở một nơi riêng biệt, dán nhãn ghi tên trên vỏ chai. Tránh cất giữ các loại hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng trong các vỏ chai dễ gây nhầm tưởng là nước uống được.

Đặc biệt, khi đã uống nhầm xăng, dầu không được móc họng gây nôn. Thực tế khi tai nạn xảy ra, người nhà hay xử trí đầu tiên là móc họng gây nôn nhằm loại bỏ độc chất ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nôn ra trong trường hợp đã uống nhầm xăng, dầu sẽ làm hơi xăng dầu xâm nhập nhiều hơn vào đường hô hấp, chưa kể đến những tai biến có thể xảy ra như sặc chất nôn vào đường thở.

Các trường hợp uống xăng, dầu hỏa có thể gây viêm phổi bởi bệnh nhân dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất. Viêm phổi do hít xăng dầu là tình trạng viêm nhiễm hóa học do bệnh nhân hít vào thanh quản và đường hô hấp dưới các chất như dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut gây nên các tổn thương ở phổi. Các tổn thương này phụ thuộc vào số lượng và đáp ứng của bệnh nhân đối với chất hít và số lần bệnh nhân bị sặc.

Theo bác sĩ Minh, nếu bị uống nhầm dầu hỏa, cách xử trí ban đầu là súc miệng bằng nước muối loãng. Tốt nhất trong trường hợp này là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử lý, điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả đau lòng.

Thủng tạng rỗng do nuốt phải tăm dài 7cm

Theo báo An Ninh Thủ Đô, ngày 15/7, Bệnh viện E cho biết khoa Phẫu thuật tiêu hóa của viện vừa tiếp nhận cấp cứu nữ bệnh nhân 67 tuổi, bị thủng tạng rỗng do nuốt nhầm dị vật có chiều dài xấp xỉ 7cm, dẫn đến thủng trực tràng, nguy cơ tử vong rất cao.

Đây là một trong nhiều ca phẫu thuật do nuốt nhầm dị vật, gây biến chứng nguy hiểm gần đây, được các bác sĩ thực hiện tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện E.

ThS.BSNT Nguyễn Quốc Đạt - khoa Phẫu thuật tiêu hóa cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau lan dần xuống vùng hố chậu phải, bụng chướng, cơn đau tăng dần, khó chịu, buồn nôn, sốt…

Kết quả chụp chiếu cho thấy hình ảnh có khí tự do ổ bụng (thủng tạng rỗng), dày thành trực tràng cao, tụ dịch và thâm nhiễm xung quanh. Tiên lượng tình trạng người bệnh rất nặng, có nguy cơ nhiễm trùng máu và tử vong cao.

Người phụ nữ được chăm sóc sau ca phẫu thuật. Ảnh: An Ninh Thủ Đô

Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và nhanh chóng chỉ định phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ổ bụng có mủ và tổn thương bên trong có dị vật là cây tăm dài xấp xỉ 7cm đâm thủng vị trí nối giữa trực tràng và đại tràng Sigma, tạo thành ổ viêm. Các bác sĩ tiến hành làm sạch ổ viêm, lấy dị vật, phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng, đính trực tràng và thành bụng,…

Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh xuất hiện biểu hiện đau trước đó một ngày, đau theo cơn, tăng dần. Đến khi đau không chịu được, xuất hiện tình trạng chướng bụng mới được người nhà đưa đến viện. Cái khó của ca bệnh này, người bệnh không nhớ đã nuốt phải dị vật vào thời điểm nào, gây khó khăn cho các bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Quốc Đạt, người dân nên nên hết sức cẩn thận khi sử dụng tăm hàng ngày, ví dụ như do thói quen ngậm tăm khi ngủ hoặc dùng tăm để cài trong quá trình chế biến món ăn.

Tin nổi bật